Chia sẻ kinh nghiệm về xông hơ lá thuốc sau khi sinh theo dân gian

Xông hơi là thuốc sau khi sinh theo dân gian có lưu truyền nhiều loại lá thuốc, thảo dược giúp người phụ nữ sau sinh xông hơi phục hồi sức khỏe.

Mỗi lần vượt cạn là mỗi lần thập tử nhất sinh, người phụ nữ mất rất nhiều sức lực, do đó việc phục hồi sức khỏe bằng các bài thuốc xông hơi và hơ cơ thể là rất quan trọng, tuy nhiên, cũng cần phải biết xông hơi đúng phương pháp nếu không sẽ phản tác dụng. Phunuso sẽ chia  sẻ kinh nghiệm của mình cho các bà mẹ về xông hơi lá thuốc sau khi sinh. Cùng tham khảo nhé!

Sau khi sinh cơ thể người mẹ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy việc tắm rửa sau sinh cần phải giúp cho máu huyết lưu thông và làm ấm cơ thể.

Chia sẻ kinh nghiệm về xông hơ lá thuốc sau khi sinh theo dân gian dành cho các bà mẹ phần 1

Sinh đẻ là một công việc nặng nhọc và đã làm người phụ nữ mất rất nhiều sức lực. Ngoài ra, sản dịch có thể gây nhiễm bẩn vùng kín, sữa và mồ hôi sẽ lưu lại trên da, tất cả đều là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và tạo ra mùi hôi khó chịu trên cơ thể.

Người mẹ sau khi sinh thường rất mỏi mệt, tuy nhiên theo phong tục của người Việt hầu như mọi chăm sóc sau sinh đều dành cho thành viên mới trong gia đình, mà quên rằng người mẹ cũng rất cần sự quan tâm, chăm sóc đăc biệt để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Một vấn đề mà các mẹ quan tâm là việc tắm gội sau sinh. Các mẹ thường hỏi nhau: Sau sinh bao lâu thì có thể tắm? Ngày nay, các mẹ đều hiểu việc vệ sinh cơ thể sau sinh là cần thiết. Nhưng vẫn băn khoăn không biết nên tắm như thế nào để vừa sạch, mà lại tốt cho sức khỏe khi về già.

Việc tắm rửa vệ sinh cơ thể là cần thiết, và có thể tắm khi thấy cần thiết và sức khỏe cho phép. Các mẹ sinh mổ thì chỉ nên tắm sau 1 tuần khi vết mổ đã khép miệng. Sau khi sinh cơ thể người mẹ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy việc tắm rửa sau sinh cần phải giúp cho máu huyết lưu thông và làm ấm cơ thể. Các mẹ phải tắm nhanh và ở nơi kín gió, sau đó lau thật khô, rồi thoa dầu gừng hoặc dầu thảo mộc để làm nóng cơ thể, máu huyết lưu thông và hết nhức mỏi.

Chăm sóc mẹ sau sinh trong 24g đầu:

  • Trong 6g đầu, nằm bắt chéo chân, đầu thấp (không cần gối)
  • Từ 6g-24g: vận động tại giường
  • Sau 24g:vận động quanh giường
  • Tóm lại trong 24g đầu thì cần thư giãn và ngủ nhiều.

Xông hơi sau sinh:

Phải xông ở chỗ kín gió

  • Xông lá xả/ lá bưởi hoặc viên thuốc xông (bán tiệm thuốc tây, viên nang mềm màu xanh trong, mùi bạc hà) ngày hai lần (lần xông 1-2 viên), sáng và chiều nên tuyệt đối không có mùi cho đến 2 tuần thì dùng No Rinse dùng ít nước (hoặc Cetaphil). Tóc thì cũng có No Rinse.

Lá xông mua ở tiệm thuốc bắc

  • Lá xông nấu sôi, xông cho chất dơ trong người toát ra, sau đó lấy nước xông ấy lau người lại; vừa ấm người vừa sạch sẽ.
  • Xông vào mỗi buổi chiều khoảng 3-4h. Nồi xông thì gồm các loại lá có bán ngoài chợ, hay các loại lá theo kinh nghiệm dân gian lá ngũ trảo, lá ổi… cho vào nồi nấu với chút muối sôi 10-15 phút. Sau khi xông 10- 15 phút, lấy nước đó tắm. Ngày con đầy tháng (ngày xông cuối cùng) thì kiếm thêm các loại lá khế chua, lá ổi để có tính tẩy sạch da.

Chia sẻ kinh nghiệm về xông hơ lá thuốc sau khi sinh theo dân gian dành cho các bà mẹ phần 2

Hơ:

  • (Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí, mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào)
  • Khi ăn xong nên nằm xấp trong vòng 30 phút, phía dưới lót túi vải jean muối hột rang nóng (nếu không nằm lò than).
  • Sau khi sinh xong 10 ngày: Nằm muối, 2lần/ngày: 1 kg muối hột rang nóng trong lò đất, khoảng 30 phút sau nghe muối nổ lốp bốp là được, lấy vá múc ra cho vào túi (vải jeans mới chiụ được), nằm úp lên túi muối hay dằn túi muối lên bụng, lên lưng, giúp bụng nhỏ, không bị đau lưng. Hoặc để dưới lưng nằm bình thường cũng trị được đau lưng.
  • Hơ âm đạo 15 phút bằng hột chu du bán ở tiệm thuốc bắc (hoặc tiêu hột và củ hành hương, hoặc chai phà – là nhựa cây thông giã nhỏ, thường bán ở chỗ bán đồ khô) bỏ từ từ lên bếp than. Lấy drap trùm phần dưới lại ngồi trên 2 ghế nhỏ, dang chân ra đê khói bay vào. Sau mỗi lần xông hơ xong rồi rửa lại nước phèn chua hay nước vệ sinh pha thêm nước ấm => Giúp sạch sẽ và cửa mình mau kín lại. Hơ trong 10 ngày đầu, đến khi thấy khô ráo là được.
  • Hơ đầu: Sau khi hơ xong thì mồ hôi trên tóc chảy ra rất nhiều nên tóc bị ẩm ướt, nằm xuống nhờ người xông hơ cho mình hơ cho tóc khô khi hơ vậy bỏ khoảng 10 củ hành hương vào để sau này khỏi đau đầu và nhớ hơ cho tóc khô
  • Hơ mặt: hoà một chén nước muối thật đặc, xoa lên mặt rồi hơ vào than, cứ thấy hơi khô thì xoa nước muối vào. Nhớ ngậm muối chứ không là hư răng
  • Hoặc hơ mặt bằng cách: Thoa nước nghệ tươi (đã giã nhỏ) lên mặt, hơ bàn tay lên lò than xong ấp tay vào mặt, đè xuống (nhớ là không được kéo hay xoa bóp gì cả ) , hơ chủ yếu là vùng mí mắt để tránh mắt sưng , mi mắt sụp sau này, kế đến má cằm, trán… Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí , mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào. Hơ trong 15’. Nên thoa thử nghệ trên tay trước xem phản ứng thế nào trước khi thoa lên mặt.
  • Hoặc hơ mặt bằng cách: Thái khoảng 10 lát gừng tươi trải lên mặt than hơ mặt cho mẹ, giúp cho mặt mẹ sau này không bị sưng bụp.
  • Hơ nách: phèn chua nướng trên bếp, khi thấy cục phèn có màu trắng đục là phèn chín, giã nhỏ bỏ vào hũ, bôi vào nách ngày ba hay 4 lần tuỳ theo mồ hôi ra nhiều ít để không bị hôi nách (không kỹ sanh xong bị hôi nách khổ lắm). Hoặc khi xông xong hơ nách bằng cách lấy vỏ tỏi rải lên mặt bếp than, cũng để tránh bị hôi nách.
  • Hơ theo cách cổ truyền (nếu nhà rộng, thoáng mát, có điều kiện): Mua 1 giường tre (dạt giường thưa): Sau khi ăn cơm xong , để lò than (đã lừng, than đỏ nhưng không có lửa ngọn và khói) dưới giường , lên nằm úp bụng xuống , nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, nói chung là nóng mức độ mà bụng có thể chịu đựng được , hơ khoảng 20-30 ‘, xong ngồi dậy cũng ngay trên giường , coi như là hợ “chỗ ấy ” 10 ‘ , sau đó bê lò than lên để vừa tầm, – Dùng nghệ tươi thoa mặt, hơ tay nóng ấp lên vùng má: khít lỗ chân lông, da đẹp làm 3 – 4 lần trong ngày.

Xông lá trầu lá sinh: mau hồi phục

  • Chia sẻ của mẹ bé Heo ở Hà Nội về công dụng của việc xông lá trầu sau sinh giúp phục hồi vùng kín rất nhanh.
  • Nhân lúc bạn Heo đang ngủ say, em mới có dịp lên mạng tám chuyện với chị em. Thấy nhiều mẹ bầu đến kỳ sinh nở lo lắng về chuyện chăm sóc vùng kín sau sinh quá. Em dù gì thì cũng đã qua một lần sinh nở nên có chút ít kinh nghiệm và rất muốn chia sẻ với chị em.
  • Vốn là hồi mang bầu em rất hay bị ngứa vùng kín các chị ạ. Theo em được biết thì khi mang thai, tiết dịch âm đạo thường nhiều hơn nên vùng kín đễ ẩm ướt và từ đó chúng ta có cảm giác ngứa ngáy. Dù biết nguyên nhân là thế nhưng em chẳng thể làm cách nào ngoài việc vệ sinh hàng ngày với nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ. Thế nhưng suốt 4 tháng đầu mang thai, tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy chẳng thuyên giảm.
  • Hồi đó em về quê chồng chơi, thấy mặt em lúc nào cũng nhăn nhó, mẹ mới hỏi có phải em không được khỏe? “Được lời như cởi tấm lòng” em đành đem chuyện thầm kín của mình tâm sự với mẹ. Em bảo với mẹ rằng chẳng hiểu sao từ ngày có bầu tới giờ em luôn bị ngứa âm đạo. Em rất sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến con. Nghe xong chuyện, mẹ chồng bảo sao không nói với mẹ sớm, sao cứ âm thầm chịu đựng thế. Xong rồi bà đi sang nhà bác hàng xóm một lúc, mang về một nắm lá trầu không xanh mướt. Mẹ chồng tự tay rửa sạch, vò nát, cho vào nồi, cho thêm một chút muối nữa và cho nước vào đun sôi. Đun sôi khoảng 10 phút, bà bỏ ra ngoài cho nguội rồi 30 phút sau khi nước lá trầu không còn âm ấm, bà bảo em dùng để rửa vùng kín.

Chia sẻ kinh nghiệm về xông hơ lá thuốc sau khi sinh theo dân gian dành cho các bà mẹ phần 3

  • Em thì chưa từng nghe đến cách làm này nhưng nghĩ mẹ chồng dù sao cũng có nhiều kinh nghiệm hơn mình, bà lại sinh đến 4 người con rồi nên cách của mẹ chắc là hiệu quả. Trước khi em vào nhà vệ sinh mẹ còn gọi với bảo không cần ngâm vùng kín quá lâu, cũng không được thụt rửa sâu, chỉ rửa như bình thường là được.
  • 3 ngày ở nhà mẹ chồng, em đều được mẹ đun nước lá trầu không cho vệ sinh vùng kín. Cộng nhận là hiệu quả thật. Chỉ 3 ngày thôi mà em đã bớt ngứa đến 90%. Hôm 2 vợ chồng đi lên Hà Nội, bà còn hái cho em một nắm to bảo mang lên để tủ lạnh dùng dần lúc cần thiết. Mẹ chồng còn dặn thêm là lá trầu cũng rất tốt cho bà đẻ. Sau sinh, nhớ phải mua lá trầu không về để xông và rửa vùng kín.
  • Mẹ chồng nhắc đi nhắc lại thế nhưng sau lần về quê đó, vùng kín em hết ngứa hẳn và bài thuốc với lá trầu không em cũng quên luôn. Đến khi Heo chào đời rồi, em cũng chẳng nghĩ gì đến việc vệ sinh vùng kín với lá trầu như lời mẹ chồng dặn. Em sinh được khoảng 10 ngày thì bà nội lên chăm cháu thay cho bà ngoại. Vừa lên đến nơi, mẹ chồng đã hỏi em đã xông vùng kín được lần nào chưa. Lúc này em mới nhớ ra bài thuốc của mẹ. Em vội bảo anh xã ra chợ mua thì mẹ ngăn lại. Bà nói đã chuẩn bị sẵn lá trầu không đây rồi. Hóa ra là mẹ chồng em đã hái sẵn lá trầu không ở quê mang lên cho em.
  • Từ hôm đó cứ 2 ngày một lần, mẹ lại đun nước lá trầu không + muối cho em xông và rửa vùng kín. Nước này vừa đun sôi, bà đổ ra chậu nhỏ, để bớt nóng một chút rồi bảo em ngồi cao lên trên chậu để hơi nước bốc lên vùng kín. Theo mẹ chồng em thì cách làm này sẽ giúp hơi nước lá trầu thấm sâu vào trong vùng kín, giúp vùng kín sạch mùi hôi (vì sản dịch sau sinh) và ngăn ngừa nấm, ngứa. Ngồi xông khoảng 10 phút, đợi nước này nguội, mẹ bảo em lấy ngay nước đó để rửa lại vùng kín. Phải công nhận những ngày sau sinh, sản dịch kéo dài đến 1-2 tuần khiến vùng kín em lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu. Ấy vậy mà áp dụng cách xông và rửa với lá trầu không của mẹ chồng, em thấy vùng kín khô ráo, sạch sẽ hơn hẳn.

Chia sẻ kinh nghiệm về xông hơ lá thuốc sau khi sinh theo dân gian dành cho các bà mẹ phần 4

Theo mecuti

Leave a Reply

Or