Chia sẻ cùng mẹ: Phòng bệnh cho bé vào mùa xuân

Tiết trời mùa xuân ẩm ướt là cơ hội cho vi sinh vật và nấm mốc mang bệnh phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, thời tiết rét – ấm thất thường khiến thân nhiệt của trẻ không thích nghi kịp. Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp và bệnh ngoài da do sức đề kháng yếu. Vậy làm sao để ba mẹ có thể giúp bé yêu phòng tránh cách bệnh vào mùa xuân?

Các bệnh thường gặp vào mùa xuân

Bệnh về đường hô hấp

Sức khỏe của trẻ nhỏ nhất nhạy cảm với thời tiết, chúng dễ ốm hơn trẻ lớn và người trưởng thành. Và một trong những bệnh trẻ dễ mắc phải nhất vào tiết trời mùa đông là bệnh đường hô hấp. Vì thời tiết chuyển mùa, đan xen cả lạnh và mưa phùn ẩm ướt, trẻ dễ mắc các bệnh như viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan hoặc viêm xoang. Một khi trẻ đã mắc bệnh thì rất dễ chuyển sang biến chứng nặng.

Với trẻ đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa xuân đến, bệnh càng dễ tái phát và nặng hơn. Vì thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản, gây khó thở dữ dội và thiếu oxy trầm trọng.

Phong benh cho be vào mua xuan

Ảnh: Sưu tầm Internet

Mùa xuân là thời điểm bé yêu dễ bị tấn công bởi nhiều bệnh lây nhiễm nhất

Bé dễ bị tiêu chảy vào mùa xuân

Thời tiết mùa xuân cũng là lúc trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy, có thể là tiêu chảy thường hoặc tiêu chảy cấp. Trẻ mắc tiêu chảy trong thời gian này thường là do vi khuẩn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Tiêu chảy do virus Rota có thể gặp quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch khi thời tiết chuyển từ đông sang xuân, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Bệnh ngoài da

Ngoài ra, mùa đông – xuân, các bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện như bệnh chàm (eczema), mề đay… Thời tiết lạnh khiến cho các vết chàm càng xuất hiện nhiều, gây ngứa, trẻ quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trong khi đó, bệnh mề đay gây ngứa dữ dội làm trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi mề đây xuất hiện ở niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy.

Cách phòng bệnh cho bé trong mùa xuân

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mắc các bệnh đường hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được khác và chữa trị kịp thời, tránh tự ý điều trị.

Để chủ động phòng bệnh, cha mẹ cần cho bé đi tiêm phòng đầy đủ, cho bé ăn đủ bữa và đủ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh.

Đối với các bệnh về đường hô hấp, mẹ cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô quần áo cho trẻ sau khi tắm. Nếu có điều kiện hãy tắm cho trẻ trong phòng ấm nhờ lò sưởi hoặc điều hòa, tránh gió lùa làm bé cảm lạnh. Ba mẹ nhớ đảm bảo thời gian tắm ngắn và không cho trẻ đùa nghịch với nước quá lâu.

Ăn uống đủ chất, nhất là vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé yêu

Đối với trẻ nhỏ, mẹ không để trẻ mặc quần áo ướt và luôn thay bỉm và tránh cho trẻ bị lạnh. Khi ra khỏi nhà, mẹ cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, đội mũ để giữ ấm đầu và tai, tránh cho không khí lạnh thổi vào mũi, họng của bé.

Ban đêm khi ngủ, trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh do ngủ không ấm. Ngoài ra, mẹ có thể nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc. Thông thường, khi trẻ bị tiêu chảy, dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol.

Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng cách, tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha. Vì trong mỗi gói orezol đã có đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ, mỗi phần orezol sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cho trẻ ăn các loại hoa quả nhiều vitamin C như cam, xoài cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho trẻ.

 

 

theo: bekhoemevui

 

Leave a Reply

Or