Chăm sóc thai nhi tháng thứ 8

Bạn đã biết nên làm gì ở tháng thứ 8 mang thai chưa? Các chuyên gia sẽ cho bạn những loài khuyên để có thể chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất có thể
Đến tháng thứ 8, đáy tử cung của thai phụ cao 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày, dẫn đến tim đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên…, thường đi tiểu nhiều lần và sau khi đi vẫn có cảm giác chưa hết nước tiểu. Thời gian này, thai phụ luôn mong đến ngày sinh, nhưng lại rất lo lắng.
Thai phụ cần chú ý những điều gì khi đã mang thai tháng thứ 8, để chăm sóc thai nhi tốt nhất?

– Nghỉ ngơi

Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục. Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối, đó là cách chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.
– Chuẩn bị tốt để sinh con

Đây đã là tháng thứ 8 mang thai, nên cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi sinh như tả, quần áo cho trẻ sơ sinh… Cần luyện tập quá trình phối hợp với bác sĩ để sinh con như thế nào, tập thở, xoa bóp và các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con được diễn ra thuận lợi.

cham soc thai nhi thang thu 8
Đây đã là tháng thứ 8 mang thai, nên cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi sinh như tả, quần áo cho trẻ sơ sinh.

– Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
Sắp đến lúc sinh cần chú ý những gì?

– Khi gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.
Khi gần đến ngày sinh,  phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần.
– Cần chú ý âm đạo bị chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

 Chế độ ăn uống

Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa. Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Tiếp tục luyện tập về hơi thở cho sinh con: nằm ngửa, hít khí sâu vào miệng, trong miệng nhẩm đếm 1, 2, 3, 4, 5… để có giác về hơi thở trong cơ thể, sau đó chầm chậm thở ra từ mũi hoặc miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hút khí vào. Làm đi làm lại từ 4 – 5 lần để cho hơi thở ngắn và ít hơn một chút, sau đó khôi phục trạng thái thở tự nhiên bình thường.

Người mẹ nào cũng muốn chăm sóc thai nhi khỏe mạnh nhất và phát triển toàn diện, chăm sóc tốt bản thân là cách bảo vệ cả mẹ và bé.

 

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or