Cảnh giác với 3 loại bệnh viêm màng não ở trẻ em

Vào mùa Hè, bệnh viêm màng não ở trẻ em thường xảy ra vì thời tiết nắng nóng là thời điểm thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây bệnh.

Không phải là bệnh phổ biến nhưng bệnh viêm màng não ở trẻ em lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là lý do mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin để phòng bệnh tốt nhất.

Theo định nghĩa của y học, viêm màng não là một loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến lớp màng mỏng bao phủ não và ống sống. Nguyên nhân  là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn và virus bắt đầu từ một cơ quan nào đó trong cơ thể. Dưới đây là 3 loại bệnh viêm màng não phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi.

1. Viêm màng não do HIB

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do HIB cao nhất.

Cơ chế lây lan: Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Đối với trẻ, vi khuẩn này lây lan qua đồ chơi chung hoặc các đồi vật trẻ thường cho vào miệng.

bệnh viêm màng não ở trẻ em

Sốt cao là biểu hiện thường thấy của các loại bệnh viêm màng não ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp: Trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho kèm theo đó là bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi còn có hiện tượng thóp phồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sau 1-2 ngày trẻ sẽ hôn mê, co giật.

Biến chứng: Trẻ có thể bị điếc, giảm khả năng học tập, trí tuệ sa sút, khó khăn khi vận động… hoặc tử vong.

Phòng và chữa bệnh: Mẹ cần nắm lịch tiêm phòng cho trẻ để tiêm vắc-xin HIB kịp thời, đúng thời điểm cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng vắc-xin 5 trong 1 (vắc-xin tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-HIB): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B.

 

2. Viêm màng não mô cầu

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao hơn vào mùa Hè. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn.

Cơ chế lây bệnh: Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của người bệnh.

Triệu chứng thường gặp: Sau thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày gây sốt cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, thậm chí bị xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong.

Biến chứng: Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao và thường để lại di chứng về thần kinh.

Phòng và trị bệnh: Với trẻ 2 tuổi mẹ có thể cho tiêm phòng vắc-xin viêm màng não mô cầu týp A và C. Nếu không may bị bệnh việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ.

3. Viêm màng não do phế cầu

Bệnh phổ biến với trẻ trên 6 tuổi, một vài trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Cơ chế lây lan: Bệnh lây lan qua đường hô hấp. Vi khuẩn phế cầu có trong vùng tai – mũi – họng, khi ho, hắt hơi, nói chuyện, vi khuẩn có thể phát tán ra môi trường xung quanh, trẻ hít vào sẽ bị nhiễm vi khuẩn.

bệnh viêm màng não ở trẻ em 1

Tiêm phòng vắc-xin là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Triệu chứng: Trẻ bị sốt cao từ 39-40 độ C, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… Nếu nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao kèm theo có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Biến chứng: Gây tổn thương các dây thần kinh sọ não, áp xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não,  viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận… Nếu không kịp thời điều trị trẻ có thể bị lác mắt, mù, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ.

 

Phòng và điều trị: Hiện vắc-xin phế cầu thế hệ mới thì có thể tiêm cho trẻ sau khi sinh 6 tuần tuổi. Số lượng mũi tiêm tùy theo độ tuổi bắt đầu tiêm: Với trẻ dưới 7 tháng tuổi tiêm 3 mũi chính và 1 mũi nhắc. Từ 7-12 tháng tuổi tiêm 2 mũi chính và 1 mũi nhắc. Sau 2 tuổi tiêm 1 mũi chính và 1 mũi nhắc.

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy mẹ cần nhớ lịch tiêm vắc-xin viêm màng não cho trẻ sơ sinh để không bỏ lỡ các mũi tiêm cần thiết.

4 bước phòng dịch giữa tâm bão viêm não Nhật Bản đang hoành hành

viemmangnao1

viemmangnao2

 Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or