Cẩn trọng với tiếng ho húng hắng của bé

Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ, là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng.

Có hai kiểu ho cho mục đích này:

1. Ho khan: xảy ra khi bé bị lạnh hoặc dị ứng. Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng.

– Nếu bé ho khan, kèm thêm triệu chứng mũi bị nghẹt và chảy nước, họng sưng, sốt nhẹ về đêm thì chắc chắn bé bị cảm lạnh.

– Nếu thân nhiệt của trẻ từ 37 độ C trở lên và bé ít chơi đùa trông mệt mỏi thì nhiều khả năng bé bị cúm. Nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, gọi bác sĩ ngay nếu sốt. Thậm chí sốt nhẹ cũng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.

– Nếu bé ho khan nhưng kèm ngứa và chảy nước mắt, bị co thắt ngực và cơ hoành thì bé đang có dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

– Nếu tiếng ho nghe nhỏ nhưng liên tục, có dấu hiệu khò khè trong vài ngày nhưng không thấy sốt hay cảm lạnh thì có thể nghĩ ngay tới nguyên nhân là do thức ăn gây tắc nghẹt đường thở.

2. Ho sâu: bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn. Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ).

– Nếu bé thức giấc nửa đêm và ho sâu, có đờm, khó thở, có hiện tưởng cảm lạnh hoặc sổ mũi sáng sớm thì đó là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản. Các triệu chứng khác (thường là do nhiễm virus): như niêm mạc khí quản sưng lên khiến đường thở bị nghẹt khiến tiếng ho đặc kín khi trẻ hít thở vào (không phải lúc thở ra).

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và thường hết sau 3 – 4 ngày.

– Nếu bé ho sâu, có đờm, dễ ho và đặc biệt là nhịp thở nhanh (trên 60lần/phút với trẻ sơ sinh, trên 50lần/phút với trẻ dưới 6 tháng và trên 40 lần với trẻ trên 1 tuổi) thì bé có thể đã bị viêm phổi.

Đặc biệt, bé có thể bị viêm phổi chỉ vì thức ăn đi sai đường và mắc kẹt trong phổi. Biểu hiện thường thấy là ho liên tục, thở khò khè nhẹ trong vài ngày mà không có triệu chứng cảm lạnh hay sốt.

– Nếu tiếng ho nghe to và nhanh, có biểu hiện phù quanh hốc mắt; mặt biến sắc; ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ; loét hăm lưỡi, sốt thì bé có thể đã bị bệnh ho gà.

Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng.

Bệnh ho gà thường gặp vào mùa đông, xuân và rất dễ lây. Ho gà có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phế quản – phổi, viêm não, viêm tai giữa…, thậm chí tử vong.

– Nếu tiếng ho đi kèm tiếng khò khè, ho rũ rượi, khó thở, kèm thêm sốt nhẹ và chán ăn thì có thể bé (dưới 1 tuổi) viêm cuống phổi nhỏ.

Cách điều trị chung với các triệu chứng ho là cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí, hoặc để chậu nước nóng trong phòng thoáng khí để giúp bé dễ thở hơn. Và dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng: Thuốc ho long đờm; Thuốc làm thông mũi (Decongestant); Thuốc ho (không nên dùng trừ phi trẻ ho nhiều làm mất ngủ ban đêm); Acetaminophen (để giảm sốt).

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or