Cần làm gì khi bé ngã đau

Bé thường hay bị ngã, nhất là trong thời điểm chập chững tập đi hoặc đi chưa vững. Tuy nhiên, khi bé bị ngã đau và có thể gây ra những chấn thương, bạn cần biết làm gì để giúp con tốt nhất.

1. Bé bị ngã úp người xuống sàn nhà. Không có tổn thương bên ngoài, nhưng liên tục khóc và khóc rất to. Có cần đưa bé đến bác sĩ ngay?

Trước tiên, hãy an ủi và thường xuyên động viên bé, dỗ dành bé nín khóc. Vì ngoài việc đau, nhiều bé còn khóc do quá sợ hãi, cú ngã có thể làm chấn động tâm lý bé.

Nếu nhìn thấy ở trán hay bất kỳ đâu trên cơ thể bé có vết sưng, bầm, hãy nhanh chóng chườm lạnh lên vị trí đó. Sau khi để bé bình tĩnh hơn bạn cần kiểm tra toàn bộ cơ thể xem có vết thương nào không, có chảy máu chỗ nào không.

Nếu có vết thương nghiêm trọng, bé sẽ gặp một số biểu hiện như: mất kiểm soát, nôn mửa, chảy máu liên tục, có nhiều chất nhầy chảy ra từ tai hoặc mũi, luôn thẫn thờ uể oải, thiếu linh hoạt, dáng đi lảo đảo… Lúc này bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay.

can-lam-gi-khi-be-nga-dau

Khi bé bị ngã đau và có thể gây ra những chấn thương

2. Bé bị ngã đập đầu xuống đất. Sau đó máu cứ chảy không ngừng?

Việc cần làm ngay lúc này là phải ép một chiếc khăn tắm và vết thương hở trên người bé. Không dùng bất cứ một mẹo nào để ngừng chảy máu: dùng kem đánh răng hay đường… nén vào vết thương vì dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Hãy đưa con đến bác sĩ và không được cho bé ăn gì vì thực phẩm trong dạ dày đôi khi làm mất tác dụng của thuốc.

3. Bé bị ngã, cắn trúng lưỡi, miệng chảy rất nhiều máu?

Chảy máu ở vùng miệng, mặt lúc ngã là bình thường. Nếu bị chảy máu quá nhiều, lẫn cả với nước bọt trong miệng sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn. Đôi khi, có nhiều vết thương sâu và buộc phải đến bệnh viện khâu lại. Cách tốt nhất là ngay lập tức dùng gạc hoặc khăn ép chặt vào vết thương trong 15 phút, để hạn chế chảy máu. Không nên dùng giấy ăn chặn vết thương vì vụn giấy có thể dính vào vết thương, khó gỡ và gây nhiễm trùng.

4. Sau cú ngã một tuần, trên đầu bé có một cái bướu có gì bất thường không?

Một cục bướu nổi trên đầu bé sau cú ngã có thể xuất hiện trong vòng 1 tháng nếu cú ngã nghiêm trọng. Ban đầu, cục bướu có thể khá mềm mại vì bên trong còn máu. Sau đó, nó cứng lại dần và biến mất theo thời gian.

5. Có nên cho bé nằm luôn sau khi bị ngã đập đầu

Trẻ lăn ra ngủ sau cú ngã có thể là dấu hiệu máu đang chảy bên trong vùng não. Tuy nhiên, bạn cũng không cần tức thì đánh thức bé dậy. Phần lớn, bé thường ngủ say sau khi gào khóc to quá lâu, nên cho bé chợp mắt một chút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu trẻ ngủ quá lâu, hơn cả một giấc ngủ ngắn bình thường hoặc khó có thể đánh thức bé dậy.

6. Bé bị ngã sứt, vỡ hoặc lung lay răng phải làm sao?

Với người lớn, một chiếc răng bị sứt, vỡ, hoặc lung lay thì cần được can thiệp ngay bằng cách hàn, nhổ, trồng răng mới, để tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng miệng.

Nhưng với trẻ con, những can thiệp như người lớn là hoàn toàn không được. Vì thế, mẹ chỉ đợi đến khi răng tự rụng hoặc chờ đến thời điểm thích hợp: đủ tuổi nhổ răng mới cho đi chỉnh hoặc nhổ chiếc răng ấy.

Nếu chiếc răng vỡ quá sắc, có thể gây loét, viêm nhiễm các tế bào mô, lợi quanh vùng miệng, nha sĩ có thể dùng giấy nhám chà giúp giảm độ sắc. Trường hợp chiếc răng bị gãy cả, sau này răng mới sẽ tự mọc ngay vùng chân răng cũ

Leave a Reply

Or