Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực chuẩn

Đối với các mẹ công sở bận rộn, việc duy trì sữa mẹ cho con bú là điều cần thiết và rất quan trọng khi mẹ đi làm nhưng làm cách nào để bảo quản sữa mẹ lâu dài mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng của sữa cho con?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ, giúp bảo vệ bé yêu tránh khỏi các bệnh như viêm tai, viêm màng não, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới… Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa tất cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường trí thông minh của bé cũng như bảo vệ con yêu khỏi bệnh béo phì sau này.

Đối với các mẹ công sở bận rộn, việc duy trì sữa mẹ cho con bú là điều cần thiết và rất quan trọng khi mẹ đi làm nhưng làm cách nào để bảo quản sữa mẹ lâu dài mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng của sữa cho con? Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để hỗ trợ việc duy trì sữa mẹ cho bé yêu của mình.

Cách vắt sữa mẹ

– Mẹ cần rửa sạch tay, lau sạch đầu vú trước khi vắt bằng khăn sạch và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi vắt sữa.

– Tư tế ngồi hơi nghiêng người về phía trước, hai ngón tay cái và ngón trỏ đặt thành hình chữ C sao cho bao quanh quầng vú và các tuyến sữa để vắt.

– Dùng 1 bình sữa đã tiệt trùng đặt ngay đầu vú để chứa sữa khi vắt.

– Sau đó dùng lực 2 ngón tay bóp dứt khoát vào tuyến sữa, khi vắt sữa tuyệt đối không căng thẳng mà phải thư giãn và thoải mái.

– Làm tương tự thao tác với bầu vú còn lại.

Nếu không vắt sữa bằng tay, mẹ có thể sử dụng các loại máy hút sữa, đây cũng là cách các mẹ bầu hay sử dụng khi đi làm ở công sở. Tuy nhiên, để nguồn sữa vẫn được duy trì đều đặn, mẹ không nên vắt hay hút sữa hoàn toàn trong ngày mà phải kết hợp cho con bú. Trước khi đi làm và khi về nhà, mẹ nên cho con bú trực tiếp, trong khi đó, lượng sữa đã vắt sẵn nên bảo quản và cho bé bú khi mẹ vắng nhà.

Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực chuẩn

Ảnh: internet.

Cách bảo quản sữa mẹ

– Sữa mẹ nên được trữ vào các bình sữa chất liệu nhựa cứng, tuyệt đối không trữ sữa vào các bình hay ly thủy tinh vì chất liệu này có thể phá vỡ các thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ.

– Các bình sữa nên có nắp đậy kín, mẹ chỉ nên sử dụng những bình sữa trơn màu, tránh sử dụng các bình màu sắc sặc sỡ để chứa sữa vì các phẩm màu có thể ảnh hưởng đến sữa trong bình.

– Ngoài bình sữa, mẹ có thể trữ sữa vào các túi trữ chuyên dụng có bán ngoài thị trường và cũng rất gọn nhẹ khi mẹ đem theo đi làm để trữ sữa cho con.

– Sữa mẹ có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng không quá 25 độ C trong thời gian 6 giờ và có thể trữ được 4-5 ngày ở nhiệt độ là 4 độ C.

– Mẹ nên dán các nhãn ghi chú ngày tháng vắt sữa để nhận biết sữa mới và cũ để cho bé bú lượng sữa cũ trước.

– Trước khi cho sữa vào tủ lạnh mẹ cần kiểm tra tủ có mùi hôi hay không và chắc chắn sữa được lưu trữ trong một khu vực sạch sẽ, tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín hoặc trứng.

Cách rã đông và làm ấm sữa

Mẹ có thể rã đông sữa tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và ở ngăn mát tủ lạnh trong thời gian 24 giờ. Để làm ấm sữa, nên cho bình sữa vào một ly nước ấm và không được làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng vì nhiệt độ quá cao của lò vi sóng sẽ gây xáo trộn các thành phần dinh dưỡng trong sữa.

Với lượng sữa còn thừa ở cữ trước do bé không bú hết, mẹ có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh và không cho bé bú lượng sữa này nếu phát hiện có vị chua hoặc mùi hôi. Với sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh, sau khi rã đông có thể được giữ trong ngăn mát tủ lạnh đến 24 giờ nhưng không nên trữ lại vào ngăn đá.

Theo Thế giới trẻ

Leave a Reply

Or