Cách phòng tránh bị sặc ở trẻ

Bị sặc ở trẻ vô cùng nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Nếu không được sơ cứu và cứu chữa kịp thời trẻ rất có thể bị tử vong do ngạt.

Bị sặc ở trẻ hay còn gọi là dị vật đường thở là cách nói nôm na việc trẻ bị sặc bất cứ một vật gì trong miệng như sữa, hạt đậu, hạt cơm, hạt nho, các loại đồ chơi nhỏ bằng nhựa, ốc vít, đầu chì, viên bi nhỏ…

1. Độ tuổi trẻ hay mắc phải?

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn các em bắt đầu tìm hiểu và làm quen với môi trường sống xung quanh, trẻ thường bỏ vào miệng tất cả những gì chúng gặp và thấy. Thông thường bé trai hay bị nhiều hơn bé gái do tính hiếu động và nghịch ngợm (tỉ lệ 2/1).

Cách phòng tránh bị sặc ở trẻ

2. Phòng tránh trẻ bị sặc

Luôn có người chăm sóc, theo dõi trẻ

Trong độ tuổi 1-5, trẻ từ từ nhận biết các vật xung quanh thông qua xúc giác. Chính vì vậy trẻ cần có người ở bên cạnh trong những lúc chơi, tập bò, tập đi… Những trẻ vẫn còn bú mẹ thì dễ bị sặc sữa, sặc bột do bình sữa bị đục lỗ quá to, trẻ không chịu nuốt khi ăn hoặc khi bú…

Không cười đùa với trẻ khi đang ăn

Dù là uống sữa, ăn bột, ăn cháo, ăn cơm hay bất kỳ loại trái cây nào thì cũng không nên cười đùa trêu chọc trẻ khi đang ăn. Vì cách này sẽ khiến trẻ chú ý theo hoạt động của người lớn và quên nuốt hay vừa cười vừa nuốt thức ăn.

Thông thường khi nuốt người ta thường không thở, trẻ cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ. Nếu đang nuốt mà thở thì sẽ gây ra hiện tượng sặc.

Không mở ti vi khi đang cho trẻ ăn

Có nhiều ông bố bà mẹ vì sốt ruột trẻ ăn quá chậm nên thường mở tivi nhất là những kênh trẻ thích để dụ trẻ ăn. Nhưng đây là cách hoàn toàn sai lầm, vì dần dần sẽ tạo cho trẻ một phản ứng có điều kiện khi ăn. Ngoài ra, nếu trẻ không tập trung ăn mà vừa ăn vừa theo dõi thì rất dễ khiến trẻ bị sặc.

Cách phòng tránh bị sặc ở trẻ

Không cho ăn khi trẻ đang khóc

Khi trẻ khóc, phải dỗ bé hoàn toàn rồi mới tiếp tục cho ăn, những hoạt động khi khóc như nấc cũng rất dễ làm trẻ bị sặc và ngạt. Đặc biệt hoàn toàn không được bóp mũi hoặc giữ kín miệng trẻ để buộc trẻ nuốt thức ăn. Đây là cách làm vô cùng tai hại của một số bà mẹ rất dễ khiến trẻ tử vong.

Không cho trẻ chơi những đồ chơi dễ nuốt

Hiện nay, đồ chơi dành cho trẻ tuy đã được cha mẹ chú ý và kiểm soát hơn nhưng cũng không ngoại trừ khả năng trẻ cắn đứt hoặc bẻ gãy đồ chơi đó và cho vào miệng. Chính vì vậy hãy để trẻ tránh xa những vật dễ nuốt và phải kiểm tra kỹ đồ chơi của trẻ trước khi cho trẻ sử dụng.

Một vài cách phòng tránh trên đây sẽ giúp cha mẹ cẩn thận hơn trong việc cho trẻ ăn và chơi. Nên nhớ không bao giờ được chủ quan với trẻ, vì có thể chỉ một vài giây phút thôi cũng khiến bạn phải ân hận suốt đời.

Sưu tầm

Leave a Reply

Or