Cách nuôi dạy tranh cãi nhất 2013 (P2)

Tiếp tục: Ở nhà chăm con hay đi làm và Ăn dặm kiểu Nhật liệu có là “sính ngoại” là những chủ để ‘hot’ nhất 2013.

Cùng điểm lại những quan điểm nuôi dạy con gây tranh cãi nhất trong năm 2013 vừa qua

Ở nhà chăm con hay đi làm

Bây giờ làm gì rồi?” đã từng là câu hỏi khiến tôi rất sợ hãi mỗi khi đi chơi cùng bạn bè chồng, gặp gỡ hàng xóm, người thân ở quê, họ hàng…Mỗi lần bị đặt những câu hỏi như vậy, tôi thường chết lặng, lúng túng tìm ra câu trả lời thích hơp. Bảo tôi ở nhà chăm con ư? Đấy có đúng là một việc không? Hay cố gắng giải thích thêm là tôi cũng tốt nghiệp đại học, trước cũng làm ở công ty to lắm, cũng quẹt thẻ hàng ngày, đi làm 8 tiếng như ai?

Thường những câu hỏi như “Bây giờ làm gì rồi”, mang ý nghĩa là: chăm con, chăm sóc gia đình, dọn dẹp, giặt giũ thì là việc của mẹ rồi, nhưng ngoài chăm con ra, có làm gì để kiếm tiền nữa không?

….những dòng viết trên là đoạn mở đầu cho một mỗi niềm rất chung của các bà mẹ lựa chọn đứng sau lưng chồng, ở nhà chăm con và là hậu phương vững chắc được một độc giả chía sẻ trong bài viết Ở nhà chăm con, quá sướng. Xã hội ngày này, có nhiều phụ nữ thành đạt trong kinh doanh nhưng cũng có nhiều phụ nữ chấp nhận ở nhà chăm con. Lý lẽ của họ cũng khiến nhiều chị em phải “gật gù”

Giữa công việc và con cái, phụ nữ chỉ nên chọn một và làm một cho tốt

Đương nhiên, ngoài xã hội vẫn không thiếu những phụ nữ vừa đi làm vừa chăm con và họ cho rằng mình “làm tròn vai”. Tuy nhiên, theo ý kiến của số đông chị em đang ở nhà chăm con, đấy là do vấn đề khái niệm của mỗi người bởi chắc chắn một người mẹ đi làm không thể chăm con tốt bằng một người mẹ ở nhà toàn tâm toàn ý vì con

Các chị vẫn nấu cho con ăn, nhưng là đồ đông lạnh. Tôi thì ngày nào cũng có thể cho con ăn tươi. Khoan bàn về vấn đề dinh dưỡng, khoa học. Tôi chỉ cần biết là ăn tươi đương nhiên hương vị, màu sắc sẽ ngon hơn, tốt hơn cho con. Nếu có ai phản đối điều này, tôi không biết gia đình họ, bản thân họ có ăn đồ đông lạnh cả tuần được không.

Về chuyện nuôi dạy con cái. Các chị vẫn dạy dỗ con, nhưng khi đi làm, ai dạy con? Nhà trường, ông bà hay giúp viêc? Tôi nghĩ vẫn không thể bằng tôi một tay dạy dỗ chăm con. Cái ăn, cái mặc, nề nếp, giấc ngủ..tất cả tôi đều có thể chăm lo chu toàn cho con.” Một độc giả lý giải.

Cách nuôi dạy tranh cãi nhất 2013 (P2) - 1
Chủ đề ở nhà chăm con hay đi làm được nhiều chị em hào hứng tranh luận (ảnh minh hoạ)

Ở nhà chăm con để có thời gian chăm sóc bản thân

Thay vỉ sáng đi làm, chiều sấp ngửa về nhà chăm con, dọn dẹp. Tối con ngủ lại bận rồi ngồi bên bàn làm việc đến khuya….những phụ nữ chọn ở nhà chăm con cho biết, họ có thời gian để thu vén mọi việc gia đình gọn gàng, lại có thời gian chăm sóc bản thân những khi con đến lớp. “Vì có thời gian rảnh khi chồng đi làm, con đi lớp, tôi thường hay đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè, thư giãn…Vậy nên tôi lúc nào cũng quần áo là lượt, tóc tai gọn gàng, luôn là vợ ngoan, vợ đảm của chồng. “ là lời kể kinh nghiệm cua độc giả Nhật Thu

 

Phụ nữ đi làm kiếm tiền thì rất giỏi, nhưng nuôi được một đứa con cho nên người thì còn giỏi hơn gấp nhiều lần.  – là câu nói được các bà mẹ ở nhà chăm con tâm niệm

Tuy nhiên, quan niệm “ăn bám” chồng vẫn vấp phải rất nhiều tranh cãi của các bà mẹ. Rất nhiều phụ nữ hiện đang đi làm cho rằng “kể cả lương không bằng giúp việc vẫn nên ra đường”. Bởi như vậy, chị em mới được công bằng với chồng, được có tiếng nói trong gia đình và được trau dồi, làm mới bản thân.

Hầu hết những phụ nữ chọn lựa đi làm và không chăm con đều vấp phải ý kiến cho rằng họ đang ích kỷ. Như lời độc giả Lê Linh cho biết “Tôi đi du học ở Nhật 4 năm và được chứng kiến: tất cả các bà mẹ hầu như khi có con đêù nghỉ ở nhà để chăm sóc cho con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tôi cũng về Việt Nam được 2 năm, lấy chồng, có con và được chứng kiến: một cô bạn (cũng chẳng phải thân) lấy tiền đi mở cửa hàng buôn bán nhưng con thì 8 tháng đã đi gửi trẻ, nói giọng Thanh Hoá đặc sệt dù mẹ là người Hà Nội. Một cô hàng xóm lương chỉ bằng 1 phần 10 chồng nhưng vẫn đi làm để con cho bà nội trông cả ngày. Mẹ đi làm về vứt vội túi xách xuống sàn, thằng con mừng rỡ lao ngay ra ôm…cái túi. Chẳng biết mẹ là ai.

 

Cuộc tranh luận về việc có nên đi làm hay ở nhà chăm con, đâu mới là vì con và đâu là vì bản thân mình vẫn luôn khiến rất nhièu chị em đau đầu, nhất là khi giai đoạn ở cữ sắp hết.

 

Ăn dặm kiểu Nhật là “sính ngoại”?

Phương pháo ăn dặm kiểu Nhật đang dần được các chị em rỉ tai nhau về những lợi ích tuyệt vời của nó như: ăn thô sớm giúp con mau biết nhai, ăn từng món giúp bé cảm nhận vị rõ hơn, ăn nhạt để tránh hại thận…Tuy nhiên, chính những bà mẹ, những cô con dâu cho trẻ ăn theo phương pháp này cũng đã vấp phaỉ sự phản đối kích liệt của các bà mẹ chồng bởi cách ăn dặm “chẳng giống ai”. Thêm vào đó, một bộ phận không nhỏ các bà mẹ đang cho con ăn dặm kiểu truyền thống cũng nhận xét rằng những bà mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật “cuồng hơn cả thần tượng K-pop”. Trong chia sẻ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW có tên Cho ăn cháo xay chẳng hoá hại con của độc giả Phạm Thu, chị cho biết

Tôi phát ớn khi nghĩ đến những bát cháo bát bột của các bà mẹ Việt đang cho con ăn. Đủ loại tôm cua thịt cá rau này củ kia…hầm nhừ lên rồi ra sức xay đến mức không còn nhận ra cái gì với cái gì. Tôi dám chắc, nhiều mẹ đút cho con ăn nhưng bản thân lại không dám ăn bát cháo đấy. Sự nghèo nàn về các loại thức ăn khiến cho đứa trẻ bị hạn chế phát triển giác quan. Miệng chúng không được phép phân biệt cứng, mềm, giòn, dai, chúng không được phép gặm, liếm, mút,… Điều này đồng nghĩa với việc trải nghiệm phát triển bị giảm đi gần bằng 0, đứa trẻ hoàn toàn không nhận được gì trong quá trình ăn uống để phát triển nhận thức, tư duy, tối ưu não bộ mà chỉ đơn thuần ăn để duy trì thể trạng sinh lý của cơ thể. 

Và trong suốt quá trình ăn ấy, đặc biệt là ở nhà, luôn có một người lớn phụ trách công đoạn “xúc” cho đứa trẻ và tất cả những gì các bé cần làm là dán mắt vào một cái TV và mở miệng ra, ăn miếng cháo, nuốt ực và thế là xong. Không niềm vui, không khám phá, không cảm nhận, tất cả những gì chúng nhận về cho cả quá trình phát triển não bộ kỳ diệu này chỉ là Ực, miếng cháo trôi tuột xuống họng, thậm chí trước cả khi đứa trẻ kịp nhận ra mình đang ăn cái gì.

Những chia sẻ này đã khiến không ít chị em đang cho con ăn dặm truyền thống tự ái. Các ý kiến ủng hộ ăn dặm truyền thống cho rằng: Trẻ Việt Nam nên ăn dặm theo kiểu Việt Nam. Chúng ta không phải là người Nhật, không có điều kiện môi trường, con người, thực phẩm như người Nhật. Do đó không nên gượng ép con mình phải giống con Nhật. Thêm vào đó, trẻ ăn dặm kiểu Nhật thường có cân nặng không bằng các bé ăn cháo xay khác theo nhận xét của một số mẹ. Đó cũng là điều khiến chị em lo lắng vì sợ con sẽ “lùn giống người Nhật.

Cách nuôi dạy tranh cãi nhất 2013 (P2) - 2
Một số ý kiến bảo vệ phương pháp ăn dặm truyền thống của các chị em

 

Những tranh cãi về chuyện liệu có nên cho con ăn dặm kiẻu Nhật hay truyền thống vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi lớn của các bà mẹ Việt hiện đại.

theo: eva

Leave a Reply

Or