Cách kết hợp thực phẩm tốt cho bé ăn dặm

Chăm sóc bé thời kì ăn dặm là rất quan trọng, các mẹ nên tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm và cách kết hợp thực phẩm tốt cho bé ăn dặm sao cho bé cảm thấy ngon miệng và ăn tốt. Mời các bạn tham khảo bài viết sau để hiểu rõ về vấn đề này.

1. Rau, củ kết hợp

Cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

– Nước ép táo tây và khoai lang.

– Nước ép đậu xanh với táo tây (hoặc quả lê).

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng):

– Hỗn hợp bí xanh và khoai tây.

– Đậu xanh và khoai tây: nghiễn nhuyễn khoai tây trắng và đậu xanh với nhau, thêm chút quả lê hoặc nước xốt táo cho ngon miệng.

– Đậu Hà Lan hầm, carrot với nước xốt táo (bột gạo, bột yến mạch hay thậm chí là sữa chua).

– Carrot hầm: trộn carrot và táo tây với bột gạo, bột yến mạch hoặc sữa chua.

2. Các món với hoa quả

Nồi nấu cháo  gợi ý mẹ cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

– Bột ăn dặm với táo tây: nước xốt táo thêm vào bột yến mạch hoặc bột gạo.

– Bột bí ngô: trộn bí ngô nghiền nhuyễn với bột gạo hay bột yến mạch.

– Chuối chín và quả bơ: trộn quả bơ và chuối chín thành một món tráng miệng hoặc thêm vào bột ăn dặm cho bé.

– Nước xốt táo – lê: trộn táo và lê nghiền nhuyễn (ngon hơn nếu được nấu chín).

– Chuối chín và bí ngô: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn, nấu chín và chuối chín.

– Bí ngô, chuối chín với nước xốt táo: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn với chuối chín và xốt táo.

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng hoặc lớn hơn):

– Bột táo: Kết hợp ngũ cốc ăn dặm, sữa chua và táo tây, trộn đều.

– Bột bí đỏ: trộn bí ngô với bột ăn dặm, sữa chua (có thể thêm chút tinh dầu quế hoặc hạt nhục đậu khấu).

– Xốt lê, táo tây và quả việt quất: thêm sữa chua, nếu thích.

3. Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi

– Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo

Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.

cach-ket-hop-thuc-pham-tot-cho-be-an-dam.

– Bí đỏ và chuối chín

Bí đỏ hấp chín rồi trộn chung với chuối chín.

– Nước xốt táo và nước xốt lê

Trộn táo và lê (được hấp chín và xay nhuyễn) với nhau.

– Chuối chín và quả bơ

Chuối chín và quả bơ là món ngon cho bé. Có thể thêm hỗn hợp quả này vào bột ăn dặm: Trộn bột với nước ấm; sau đó, cho hỗn hợp quả vào bột rồi trộn đều lên.

– Bí đỏ và bột ăn dặm

Trộn lẫn bí đỏ (hấp chín, dầm nhuyễn) với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

– Táo và bột ăn dặm

Trộn lẫn một phần nước xốt táo với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

– Khoai lang và nước táo ép

Thêm chút nước táo ép vào hỗn hợp khoai lang được hấp chín, dầm nhuyễn sẽ khiến khoai có vị ngọt, thơm hơn.

4. Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

– Đậu Hà Lan, carrot và bột ăn dặm

Có thể thêm vào hỗn hợp trên một chút nước táo ép và sữa chua sau khi đã múc bột ra bát.

– Đậu que và khoai tây

Trộn lẫn đậu que với khoai tây thành hỗn hợp mịn. Có thể thêm nước ép táo hoặc nước ép lê khiến bé ngon miệng.

– Khoai lang và bột ăn dặm

Thêm khoai lang vào bát bột ăn dặm cho bé; sau đó, múc bột ra bát rồi thêm sữa chua.

– Các món kết hợp với đậu phụ

– Đậu phụ trộn lẫn với nước táo ép.

– Trộn lẫn đậu phụ với quả bơ và quả lê.

– Trộn đậu phụ với chuối chín.

Một số cách kết hợp khác nồi nấu cháo bbcooker gợi ý:

– Dâu tây và bánh mỳ nướng

Vitamin C có trong dâu tây làm biến đổi chất sắt có trong bánh mỳ nướng thành một dạng mà cơ thể dễ hấp thu.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 3

– Cháo (bột) yến mạch (oatmeal) và sữa công thức

Magiê có trong bột yến mạch tăng khả năng hấp thụ canxi có trong sữa.

– Dầu olive và rau xanh

Những loại rau như súp lơ xanh, cải bó xôi (rau chân vịt), quả bí đao; thậm chí cả ớt xanh, những loại rau có lá màu xanh đậm đều có thể kết hợp với dầu olive. Chất béo “khỏe mạnh” trong dầu olive giúp cơ thể hấp thu tốt chất chống oxy hóa có trong rau xanh.

– Thịt gà và carrot

Súp thịt gà, carrot là món ăn thích hợp cho bé khi ốm. Chất kẽm có trong thịt gà giúp cơ thể chuyển hóa tốt vitamin A có trong carrot.

Lưu ý bảo quản đồ ăn dặm trong tủ lạnh:

– Nồi nấu cháo cho bé bbcooker khuyên bạn có thể mua những chiếc khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ(tương tự khay để đá viên trong tủ lạnh) để giữ thực phẩm đông lạnh cho bé. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải, tránh lãng phí. Chỉ cần ước lượng số gram thịt (tôm, cua, rau, củ…) cho mỗi bữa của con là rã đông số ô vuông thức ăn tương ứng. Ngoài ra, khay nhựa kiểu này còn dễ dàng khi cọ rửa, tráng nước nóng hoặc rửa với nước rửa bát chuyên dụng.

cach-ket-hop-thuc-pham-tot-cho-be-an-dam

– Dùng thìa múc từng thìa thức ăn được nghiền nhuyễn vào mỗi ô nhỏ trên khay. Bạn có thể trộn thức ăn với sữa mẹ trước khi mang cả hỗn hợp đó vào ngăn đá. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất sữa công thức lại chống chỉ định bảo quản đông lạnh sản phẩm của họ. Nếu muốn thêm sữa mẹ vào hỗn hợp nào đó để đông lạnh, cần chọn sữa mẹ mới vắt (chứ không phải sữa mẹ đã được đông lạnh sẵn). Nếu không thích, có thể trộn sữa mẹ vào hỗn hợp thức ăn sau khi thức ăn đó được rã đông.

– Cố định khay thức ăn với lớp nylon chuyên dụng, dùng để bao thức ăn; sau đó, dãn nhãn loại thức ăn, ngày chế biến lên trên (nếu cần).

– Thức ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại lần nữa.

– Thức ăn đông lạnh càng cho bé dùng sớm hết thì càng tốt (có thể trong vài ngày đến vài tuần). Các chuyên gia gợi ý, nếu bảo quản đúng cách, thức ăn để trong ngăn đá có thể sử dụng trong vòng 3 tháng mà vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng.

– Các loại thịt để đông lạnh thì dễ dàng hơn so với rau xanh và hoa quả. Nhưng khi tan, chúng dễ bị thay đổi màu sắc và kết cấu. Có thể nấu chín thực phẩm, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngăn đá thay vì dùng thực phẩm tươi sống.

– Tránh để thức ăn trong lọ (hộp) thủy tinh rồi đặt vào ngăn đá. Chất liệu thủy tinh có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.

Chúc các mẹ có những phương pháp chăm con thật tốt, để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ nhỏ các mẹ có thể tham khảo tại đây.

Theo dinhduongchobe

Leave a Reply

Or