Nhiều ông bố bà mẹ thường lơ đãng trước bệnh ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh vì cho đó là chuyện bình thường. Bởi hệ hô hấp của trẻ còn hẹp và chứa nhiều nước bọt. Nhưng nếu để trẻ ngủ ngáy thành thói quen thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp và ngưng thở khi ngủ. Amiđan lớn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ngáy khi ngủ ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ em mắc chứng hen suyễn, viêm mũi dị ứng, béo phì, các bệnh liên quan tới đường hô hấp đều bị ngủ ngáy.

Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh không phải là vô hại như nhiều người từng nghĩ mà đó là một chứng bệnh nguy hiểm. Ngủ ngáy nhiều, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng hô hấp trong khi ngủ và có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm hoặc chứng dị ứng. Điều này càng đáng lo lắng hơn vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ khi lớn lên.

Chính vì vậy, dù trẻ sơ sinh ngủ ngáy sinh lý do bé bị ngạt mũi, gỉ mũi làm cản trở đường thở của bé dẫn đến hiện tượng ngáy hay là ngủ ngáy bệnh lý do viêm đường hô hấp, cảm thông thường, viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, viêm amiđan, polyp mũi thì các mẹ cũng không nên lơ là. Các mẹ cần theo dõi kỹ càng, sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chữa trị bệnh ngủ ngáy.

Cách chữa ngủ ngáy cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nếu các mẹ nghi ngờ chứng bệnh ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có liên quan đến những rắc rối về sức khỏe thì nên cho bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng). Còn nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé, giúp bé vận động nhẹ nhàng để tiêu hao mỡ thừa. Đồng thời, các mẹ cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé. Tốt nhất, mẹ cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé, chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm. Mẹ hãy để bé nằm nghiêng – đây là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.

 
Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ
Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ

Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bé càng ngày ngáy càng to và thường xuyên hơn, trong trường hợp ngáy nặng thì bác sĩ có thể xử lý như sau:

Xử lý về y tế

Tình trạng nghẹt mũi tắc nghẽn làm tăng tần số ngáy và rối loạn hô hấp khi ngủ, sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để giúp trẻ hít thở bằng mũi trong khi ngủ. Nhưng đối với những trẻ sơ sinh mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì phải áp dụng phương pháp CPAP mũi để cung cấp khí nén vào trong đường hô hấp trên thông qua một mặt nạ. Phương pháp này giúp giữ đường hô hấp trên mở ra, để bé dễ thở hơn, không bị ngáy khi ngủ.

Phẫu thuật

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả

Phẫu thuật điều trị chứng ngáy ngủ có thể bao gồm phẫu thuật vòm miệng, mũi, hàm, cổ và hoặc lưỡi, tùy thuộc vào vị trí của các mô góp phần vào sự ngáy. Khi mắc một số bệnh về mũi như lệch vách ngăn mũi và amiđan rất lớn có thể cần can thiệp bởi bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng. Nếu trẻ có mô dư trong cổ họng, khi được cắt bỏ có thể làm giảm tật ngáy. Mô dư có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật laser. Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng một số thủ thuật khác để điều trị chứng ngáy là nhiệt điện cực hoặc đốt nhiệt bằng sóng cao tần ở vòm miệng, làm các mô của vòm miệng cứng và co lại.

Nói chung tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách phòng tránh bệnh ngáy ngủ cho trẻ sơ sinh

Để phòng tránh được bệnh ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

+ Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé, nhất là trước khi đi ngủ.

+ Lau dọn không gian chơi đùa của bé sạch sẽ và giữ cho phòng ngủ của bé thoáng đãng, có độ ẩm cần thiết. Mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm để bé dễ thở hơn khi ngủ.

Thường xuyên làm sạch mũi cho trẻ trước khi ngủ
Thường xuyên làm sạch mũi cho trẻ trước khi ngủ

+ Mẹ hãy tập cho bé nằm nghiêng ngủ thay vì nằm ngửa.

+ Dùng dầu khuynh diệp nhỏ lên cổ áo, gối của bé để giúp bé dễ thở hơn trong lúc ngủ.

+ Mẹ nên hạn chế dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho bé vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi bé.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ hãy dành ra chút thời gian quan sát giấc ngủ của bé để kiểm tra chất lượng giấc ngủ bé yêu và có thể phát hiện sớm bệnh ngủ ngáy ở trẻ em, để có cách điều trị kịp thời.

Theo Phunusuckhoe.vn