Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng

Theo các chuyên gia của Viện Dinh Dưỡng, cách chế biến đồ ăn dặm cho bé nếu gặp một số sai lầm sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của bé “giậm chân tại chỗ”, ăn hoài mà không thấy lớn lên.

Một số sai lầm tưởng chừng đơn giản trong cách chế biến đồ ăn dặm cho bé dưới đây sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc nấu nướng của mẹ cũng như cản trở quá trình tăng cân của bé.

Quá ưu tiên cho trẻ ăn nhiều đạm

Nhiều mẹ nấu bột hay cháo cho con ăn dặm thường chỉ tập trung cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vào thực đơn của bé và nghĩ như thế mới là đủ chất cho bé phát triển.

Nhiều mẹ khi chế biến đồ ăn dặm cho bé chỉ tập trung cho bé ăn các loại đạm (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ tiếp nhận quá nhiều lượng đạm trong bữa ăn hằng ngày không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn, ngán ăn, sợ ăn ở trẻ.

Chỉ cho con ăn nước, không ăn cái

Có không ít các bà mẹ có suy nghĩ rằng bao nhiêu chất dinh dưỡng của thức ăn là ở trong nước hầm, nước luộc do đó nhiều mẹ rất chăm chỉ ninh xương, nghiền rau, xay thịt lọc lấy phần nước… và bỏ phần xác, phần cái khi nấu đồ ăn dặm cho bé vì nghĩ như thế sẽ đủ chất mà trẻ lại không bị nghẹn, bị hóc trong quá trình ăn uống.

Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng, thật ra, các chất dinh dưỡng và phần lớn các loại vitamin đều nằm trong phần xác của thực phẩm mà quá trình đun nấu hay tác động thủ công cũng không làm các chất này tan ra. Vì vậy, mẹ nên tập cho bé ăn cả nước và xác để giữ được lượng dinh dưỡng nhiều nhất của thể.

Không cho bé ăn hoặc cho bé ăn rất ít dầu

Theo cách chế biến đồ ăn dặm cho bé của một số bà mẹ bỉm sữa có con trong độ tuổi ăn dặm thường nghĩ rằng không nên cho bé ăn dầu mỡ quá sớm vì cơ thể trẻ chưa tiếp nhận được hoặc tiếp nhận quá sớm làm trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng 60% não của trẻ em được cấu thành từ chất béo. Hơn thế nữa, chất béo được chứng minh là nguồn sản sinh ra các loại năng lượng quan trọng giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của bé. Ngoài ra, chất béo cũng là thành phần giúp cơ thể bé hấp thu và sử dụng tốt các loại vitamin A, D, E, K tan trong dầu để cơ thể bé phát triển nhanh và toàn diện.

Nghiền nhuyễn tất cả các loại thức ăn của bé

Có rất nhiều bố mẹ mặc dù bé đã được 8 tháng, 12 tháng hay thậm chí là 18 tháng nhưng khi nấu ăn cho bé mẹ vẫn trộn lẫn và nghiền nhuyễn mọi loại thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng. Ngoài ra, việc trộn lẫn các loại thức ăn lại với nhau khiến bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn, không phân biệt được các loại thực phẩm dẫn đến kén ăn, chán ăn và biếng ăn.

Cho bé ăn thức ăn nghiền quá lâu có thể khiến bé chán ăn (Ảnh minh họa).

Nấu thức ăn một lần để dành cho bé dùng nhiều lần

Nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo hoặc bột ăn dặm cho bé có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày thậm chí là để đến hôm sau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là hành động vô cùng nguy hiểm đối với trẻ, vì với cách này, cháo hoặc bột ăn dặm của bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập, chất lượng bữa ăn sẽ bị giảm sút khiến bé không đủ dưỡng chất, bé không thích ăn, thậm chí còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cho trẻ ăn tới đâu nấu tới đó. Hoặc nếu mẹ không có nhiều thời gian thì mẹ phải đảm bảo quá trình bảo quản thức ăn của trẻ đúng chuẩn và hợp về sinh theo chỉ dẫn của Viện Dinh Dưỡng.

Trên đây là một số sai lầm trong cách chế biến đồ ăn dặm cho bé mà các mẹ thường gặp khiến cho quá trình phát triển của trẻ gặp khó khăn. Do đó, mẹ nên lưu ý để tránh mắc phải khi nấu đồ ăn dặm cho bé nhằm giúp bé đảm bảo được sự phát triển theo tiến trình phát triển của từng giai đoạn và giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động với năng suất tốt nhất có thể. Góp phần giúp trẻ hạn chế mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng hoặc viêm ruột thường gặp ở trẻ nhỏ.

Nguồn: mevacon

Leave a Reply

Or