Cách bố dạy con trai: mẹ sẽ phải ngạc nhiên!

Dạy con chơi thể thao, chuyện “tưởng không khó” mà thật ra “khó không tưởng”. Những bài học làm người từ những câu chuyện của bố và con trai trong bài viết thực ra chính là chuyện không của riêng ai.

Bố đi công tác xa nhà, cuối tuần về thấy con trai 10 tuổi nhằng nhẵng bám lấy mẹ đòi xem clip siêu nhân trên youtube như một thói quen. Bố bèn lên kế hoạch dắt con dãi nắng mỗi cuối tuần để con trai trưởng thành, năng động hơn.

Mẹ sợ con trai không quen hoạt động rồi lại lăn ra ốm. Bố phải trấn an mãi: mẹ nó là chuyên gia dinh dưỡng cơ mà.

 cach bo day con trai: me se phai ngac nhien! - 1

Chuyện 1: Nếu không biết đoàn kết, khó mà chơi được lâu dài

Bố tập hợp đội trẻ con quanh xóm được hơn 10 đứa, mua cho 1 quả bóng rồi bố chủ trì chia 2 động bóng “ô hợp” đủ cả nam lẫn nữ. Khởi đầu 5 phút đầy cuồng nhiệt, bỗng đâu quả bóng bị ai đó đá vọt lên mắc vào mái hiên di động của nhà bên cạnh. Các “tuyển thủ” cãi nhau ỏm tỏi coi ai là người đá lên.

Bố lại phải đứng ra làm trọng tài phân giải:

– Các con có muốn chơi nữa không?

– Có ạ.

– Thế muốn chơi thì phải làm gì?

– Lấy bóng xuống ạ.

– Vậy thì các con phải nghĩ cách làm sao lấy được trái bóng xuống chứ. Bây giờ đang không có bóng chơi, ai đá lên thì có quan trọng không?

Đám trẻ con nghe lời bố liền chia nhau đi tìm cái cây dài rồi tụm lại công kênh nhau lên đủ cao để chọc cho trái bóng rớt xuống. Từ đó con học được tính đoàn kết với bạn bè để cùng nhau chơi từ đầu đến cuối.

 cach bo day con trai: me se phai ngac nhien! - 2

Chuyện 2: Vui chơi cũng cần sự tôn trọng nhau

Một lần bố về nhà thấy con trai đang đá bóng nhựa trong phòng khách, trái bóng va vào chân bàn ghế kêu loảng xoảng. Mẹ từ trong phòng lại lao ra suỵt suỵt nhắc để yên cho em bé ngủ.

Bố thay đồ xong rủ con trai ôm bóng ra sân nhà văn hóa chơi. Trên đường đi bố hỏi:

– Con có thương em gái không?

– Có ạ

– Con có thương mẹ không?

– Có chứ ạ.

– Vậy sao con lại làm em bé không ngủ được, làm mẹ cáu chỉ vì sở thích của con?

Con trai im lặng không nói gì, ra cái điều nghĩ ngợi. Bố thủ thỉ tiếp: chăm chỉ vận động là tốt, nhưng con phải biết tôn trọng những người xung quanh để họ không bị ảnh hưởng bởi sở thích của mình nhé. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng cuộc chơi, tôn trọng những qui định của trận đấu đấy con. Nếu sở thích của mình lại trở thành “sở ghét” của người khác thì hết vui còn đâu.

 cach bo day con trai: me se phai ngac nhien! - 3

Chuyện 4: Làm người cần phải có dũng khí chịu trách nhiệm

“Sao con không ra ngoài chơi với các bạn?” – bố hỏi. Con trai chỉ chờ có thế, xả hết ấm ức trong lòng:

“Con không chơi với tụi nó nữa, chiều thứ 2 tuần trước tụi con đá bóng. Bạn Hoàng đá bóng vào cửa nhà bà Năm làm vỡ kính. Xong rồi bà Năm ra mắng nhưng không ai nhận lỗi cả nên bà Năm giận nói chú bảo vệ không cho tụi con đá nữa.”

Hai bố con đi đến gõ cửa nhà bà Năm xin lỗi. Bà bảo bà giận một chút thôi. Lâu ngày không có tiếng trẻ con đùa giỡn ồn ào ngoài cửa bà cũng buồn. Các bạn nhỏ đến xin chơi, con dõng dạc: ra xin lỗi bà Năm trước đi đã!

Chuyện 5: Năng lực hình thành từ kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua chính mình

Mẹ gọi điện cho bố bảo con trai tuần trước đi đá bóng bị bạn xô ngã trật gân chân, cu cậu bị sợ nên không đá bóng nữa. Bố lại xin nghỉ sớm 1 hôm để về xem “tổn thương đầu đời” của con trai ra sao.

Hóa ra con trai đã khỏi chân được mấy ngày, nhưng vẫn nhát không dám nô đùa mạnh như trước. Bố biết con trai sợ nên bảo 2 bố con ra sân trước nhà thi xem ai tâng bóng giỏi hơn thôi. 10 phút sau con trai đã quên mất nỗi sợ, tung tăng rê dắt bóng với những động tác giả như thật để đánh lạc hướng thủ môn bố, sút tung khung thành được xếp bằng 2 chiếc giầy cao gót của mẹ.

Đứng khoanh tay xem 2 bố con chơi, mẹ chỉ cười khi thấy đôi giày của mình bị sút liểng xiểng. Vì mẹ hiểu hi sinh đôi giầy để con trai học được sự quyết tâm từ những phút vận động với bố vẫn là cái giá rẻ lắm.

Leave a Reply

Or