Các món ăn kị nhau tránh dùng cho trẻ

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.

Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể “hợp đồng tác chiến” (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.
thucpham
Một số món ăn kỵ nhau:
1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

2. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
3. Không ăn dưa chuột với cà chua.
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
4. Sữa đậu nành và trứng gà:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnhnày gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
nuoc-hoa-qua
6. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

7.Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
8. Bí rợ kỵ cải thìa:
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

9. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).

10.Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:
Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

11.Cà rốt kỵ củ cải:
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

.12. Củ cải kỵ nấm mèo đen:
Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

13. Phô mai ko ăn sau 6h chiều gây khó tiêu

14. Ko cho phô mai nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền, là do bản thân phô mai đã giàu đạm và năng lượng, nên nếu nấu chung với cua – lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, bé và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.

15. kỵ nấu bò và tôm hoặc ăn chung. Do bò chứa sắt , tôm canxi. sắt và canxi ko thể chuyển hóa cùng 1 luc. ăn không tác dụng

16. Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quảlà canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi,bí đỏ
caiboxoi
17.Óc lợn và trứng gà

Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.

18.Canh, súp cà rốt và củ cải

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

Chúc các mẹ nấu thật ngon ,bổ rẻ cho các bé nha

Theo webtretho

Leave a Reply

Or