Các loại bệnh cần điều trị trước khi mang thai

Nhiều loại bệnh nhiễm trùng là mối nguy hại tiềm ẩn với thai nhi. Ngoài ra, cần kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh lây qua đường tình dục khác.

1. Bệnh ở hệ thống sinh sản

U xơ tử cung và u nang buồng trứng là 2 loại u lành tính thường thấy nhất ở tử cung. Tuy nhiên chúng có các triệu chứng rất mơ hồ, khó phán đoán từ sớm.

U xơ tử cung gây khó khăn trong quá trình thụ thai và có con, làm thay đổi lớp nội mạc tử cung hoặc chèn ép, gập vòi tử cung; bít lỗ, biến dạng buồng tử cung; không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng; khó thụ thai gây vô sinh… U nang buồng trứng nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư buồng trứng, đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, từ đó gây khó khăn trong quá trình thụ thai và có con của chị em.

các loại bệnh cần điều trị trước khi mang thai

Kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm trichomonas, nhiễm trùng, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh sớm. Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV và được chẩn đoán các bệnh phụ khoa trước khi quyết định có thai.

2. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến, do kí sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra. Bệnh thường có biểu hiện rõ nét nhất là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, mùi hôi, nóng rát, dịch âm đạo bất thường (loãng, có màu trắng đục, màu vàng hoặc xanh, hôi, có bọt nếu bị viêm do kí sinh trùng và đặc như bã đậu, vón cục, dính nếu bị viêm nhiễm do nấm).

Viêm âm đạo sẽ làm môi trường trong âm đạo thay đổi, không phù hợp cho tinh trùng tồn tại và hoạt động, có chủng khuẩn còn có khả năng nuốt tinh trùng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Viêm nhiễm âm đạo trong thời kì mang thai dễ dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm, vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non và trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, gây các biến chứng nặng nề cho mẹ và bé. Do vậy, bạn cần phải khám và điều trị sớm, tích cực trước khi mang thai.

3. Sức khỏe răng miệng

Có một mối liên hệ giữa bệnh về răng miệng của bà bầu và sức khỏe thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân của sảy thai hoặc đẻ non do một loại vi khuẩn có thế đi theo đường máu vào nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Bệnh cạnh đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng 80% thai phụ mắc bệnh răng miệng có thể truyền bệnh cho con. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi khám nha khoa theo định kì.

Vì vậy, trong 6 tháng trước khi mang thai bạn cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để được điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.

4. Giun sán

Nhiễm giun sán trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có nguy cơ sảy thai và dị tật cao. Vì vậy, bạn cần tẩy giun khi bắt đầu có ý định mang thai, vì bạn sẽ khó có thể tẩy giun trong khi đã mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo.

Sau khi tẩy giun, bạn cũng cần giữ vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, gọt vỏ hoa quả trước khi ăn, không ăn thịt heo, thịt bò nấu chưa chín, không đi chân đất… để phòng bệnh.

5. Tầm soát đái tháo đường và cao huyết áp

Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai chứng bệnh khá nguy hiểm khi mang thai và chưa thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể mang thai với điều kiện những bệnh này phải được tầm soát.

Với bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai cần kiểm soát yếu tố dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc. Nếu bạn đang có mức đường máu cao và  không ổn định, khả năng bị dị tật thai khá lớn. Do vậy, ổn định đường máu tốt trước khi mang thai và 3 tháng đầu mang thai là rất quan trọng để có thai được an toàn. Hãy thông báo với bác sĩ nguyện vọng có con của mình và bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc cụ thể để ổn định đường huyết.

các loại bệnh cần điều trị trước khi mang thai

Còn với huyết áp, bệnh cũng gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng của cả bản thân người mẹ và thai nhi. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh khi thai nghén là tiền sản giật và sản giật. Vì vậy, huyết áp nên được tầm soát ổn định thông qua những tư vấn và điều trị của bác sĩ trước khi mang thai.

6. Bệnh tim

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên phiên bản điện tử của Tạp chí Tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim có tỉ lệ tử vong cao gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng dễ làm lưu thai và trẻ có khả năng bị tử vong sau 30 ngày sinh. Vì vậy, đây là bệnh cần đặc biệt chú ý.

Nếu thai phụ được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ thì tỷ lệ biến chứng cũng rất thấp. Tuy nhiên, khi bạn mang thai, việc chẩn đoán bệnh vô cùng khó khăn vì triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu thai kỳ như khó thở, mệt mỏi, ợ nóng…

Bởi vậy, điểm then chốt nhất của bệnh chính là việc phát hiện bệnh trước khi mang thai để được tầm soát và theo dõi đặc biệt trong suốt thai kỳ. Trong các bệnh lý về tim, tim bẩm sinh có tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là bệnh lý về van tim, cơ tim, thiếu máu cơ tim. Phụ nữ mắc bệnh về cơ tim có dự hậu xấu hơn cả vì dễ bị suy tim và rối loạn nhịp tim hơn.

Khi có dấu hiệu bệnh lý về tim, bạn cần được kiểm tra để bác sĩ đánh giá mức độ của bệnh. Hãy kiểm soát bệnh thật tốt và ổn định trước khi mang thai.

Meonuoicon tổng hợp

Leave a Reply

Or