Các kinh nghiệm dân gian về thai kỳ

Ở Việt Nam ta truyền miệng khá nhiều kinh nghiệm dân gian về thai kỳ, cách chăm sóc bà mẹ mang thai, ăn uống như thế nào… Những kinh nghiệm đó đúng sai như thế nào? Sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm thường gặp và hiệu quả thật sự của nó.

Khi mang thai nên ăn nhiều mía để sinh em bé được sạch sẽ hơn

Kinh nghiệm cho rằng khi mang thai mẹ ăn, uống nhiều nước mía thì em bé sinh ra sẽ rất sạch, không bị dính gây nhiều.

Nước mía có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và có thể giảm chứng buồn nôn cho bà bầu một cách tự nhiên. Do đó, uống nước mía khi mang thai cũng tốt, nhưng đó phải là nước mía sạch. Tuy vậy uống nước mía cho bé sạch chất gây chỉ là quan niệm dân gian. Thực tế, chất gây là một chất bao phủ tự nhiên mà bất cứ em bé nào trong bụng mẹ đều có. Vì thế khi sinh ra đời em bé nào cũng phải có một lớp chất gây bao phủ. Thậm chí chất gây là tốt vì đây là chất bảo vệ da em bé khỏi bị trầy xước và nhiễm khuẩn khi còn nằm trong bụng mẹ.

cac-kinh-nghiem-dan-gian-ve-thai-ky-3

Ăn nhiều mía không liên quan đến việc sạch chất gây – Ảnh: Getty Images

Nếu mẹ với tay quá đầu, em bé trong bụng sẽ bị rốn quấn cổ

Mặc dù khi mang thai, người mẹ cũng không nên làm việc quá sức và vận động mạnh, nhưng kinh nghiệm này thì không liên quan gì đến việc em bé sẽ bị dây rốn quấn cổ. Mẹ có thể vận động tay thoải mái, tất nhiên là không được quá sức, mà không ảnh hưởng gì đến em bé cả. Vị trí dây rốn phụ thuộc vào chuyển động của thai nhi chứ không phải của mẹ.

Người mẹ mang thai không nên tiếp xúc với mèo

Điều này thì người mẹ nên nghe theo. Ký sinh trùng toxoplasma trong phân mèo có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ, vì vậy mẹ nên tránh tiếp xúc với ổ mèo và đặc biệt phân mèo. Nếu nhà bạn có nuôi mèo cần cách ly chúng. Nếu bạn quá yêu mèo mà chưa thể cách ly ngay được thì cần nhớ rửa tay thật sạch sau khi chạm vào chúng.

Mẹ mang bầu bụng thấp sẽ đẻ con trai, mẹ mang bầu bụng cao sẽ sinh con gái

Quả thật, đây chỉ là một quan niệm mà thôi. Chuyện bụng cao hay thấp phụ thuộc vào vóc người của mẹ, trương lực cơ, tử cung của mẹ cùng với vị trí của em bé bên trong, chứ không quyết định việc mẹ mang bầu bé trai hay bé gái.

Nếu mẹ có vóc dáng cao gầy, nhiều khả năng mẹ sẽ mang thai bụng cao; ngược lại nếu mẹ thấp và đậm người hơn, mẹ dễ mang thai bụng thấp hơn. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai bé thứ hai hoặc nhiều hơn, cơ bụng của mẹ đã giãn hơn và bụng bầu của mẹ cũng sẽ thấp hơn.

Bụng cao hay thấp là do cơ thể mẹ khi mang thai quyết định – Ảnh: Getty Images

Mẹ mang thai không nên tắm

Nếu mẹ không tắm thì sao nhỉ? Điều này thật “mất vệ sinh” quá phải không. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Tắm là liệu pháp thư giãn khi mang thai, xoa dịu các cơ bắp mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên tắm nước nóng hay dùng các liệu pháp xông hơi thư giãn. Vì khi nước tắm quá nóng, thân nhiệt của mẹ tăng và theo đó nhịp tim cũng tăng lên, điều này khiến lưu lượng máu đưa đến thai nhi cũng tăng theo và gây căng thẳng cho bé. Mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức vừa đủ dễ chịu (ấm nhưng không quá nóng), và kiểm tra nước trước khi tắm.

Trần Thị Mỹ Phượng

Theo Ebe

Leave a Reply

Or