Bức ảnh cho con bú “gây bão” mạng xã hội

Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ có con lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn khi cho trẻ bú. Bức ảnh cho con bú của Dịch vụ Sinh nở và Nuôi con bằng sữa mẹ Heart & Bloom của Mỹ giải thích vấn đề này và đang gây bão mạng xã hội trong thời gian gần đây.

Cho con bú đúng chưa bao giờ là một điều đơn giản

Cho con bú có thể là một thử thách vô cùng khó khăn đối với 1 số mẹ. Tần suất bé cần được cho bú là như thế nào? Bạn có quá nhiều sữa không hay tệ hơn là có quá ít sữa cho con không? Cho con bú như thế nào mới đúng cách? Những vấn đề như vậy thường được đề cập và cũng được giải đáp rất nhiều.

Thế nhưng, có một khía cạnh không kém phần quan trọng nhưng lại ít khi hoặc thậm chí hầu như không được nhắc đến, đó chính là CHO BÉ BÚ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ. Đó là lý do vì sao một bài đăng trên Facebook của Dịch vụ Sinh nở và Nuôi con bằng sữa mẹ Heart & Bloom của Mỹ giải thích vấn đề này lại nhanh chóng “gây bão”.

buc-anh-cho-con-bu-het-suc-binh-thuong-nhung-lai-gay-bao-chi-vi-dieu-nay1_0_0

 (Ảnh minh họa)

Bức ảnh cho con bú gây bão mạng xã hội

Bức ảnh đã được đăng từ năm ngoái nhưng khi được chia sẻ lại gần đây, nó lại một lần nữa thu hút được rất nhiều chú ý. Đó là bức ảnh của chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ Kaci Dean về một hạt cườm cùng dòng chú thích: “Bạn có nhìn thấy hạt cườm trên dây đeo thẻ kia không? Đó chính là kích thước của chiếc bụng tí hon của một em bé sơ sinh. Vì thế, nếu bụng của bé chỉ bằng kích thước của một viên bi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé bị cho bú đến gần 60ml sữa mẹ? Bé thường sẽ trớ ra hết phần sữa thừa, và nếu cứ bị cho bú thừa thì rất có thể bé sẽ bị trào ngược dạ dày. Điều này lại dẫn đến việc phải có những can thiệp như những thay đổi công thức, thuốc antacid,…”

buc-anh-cho-con-bu-het-suc-binh-thuong-nhung-lai-gay-bao-chi-vi-dieu-nay2_0_0

Bức ảnh được đăng tải lên Facebook và nhanh chóng gây bão một lần nữa.

Trong bức ảnh, bên cạnh chiếc thẻ và hạt cườm còn có một bình sữa nhỏ 60ml để đưa cho bé bú. Và tất nhiên, đây là lượng sữa quá nhiều cho chiếc bụng bé tí hon của bé trong những ngày đầu tiên sau khi ra đời. Một thông tin quan trọng mà các mẹ nên biết đó chính là khi trẻ ra đời, mẹ sẽ bắt đầu sản sinh ra chất gọi là colostrum, hay còn biết đến là sữa non rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh tật trước khi sữa thường được sản xuất ra. “Chất vàng lỏng” này tuy được sản xuất ra với lượng rất ít nhưng là quá đủ các chất cần thiết để nuôi dưỡng bé khi bụng vẫn còn quá bé và chưa thể dãn ra.

buc-anh-cho-con-bu-het-suc-binh-thuong-nhung-lai-gay-bao-chi-vi-dieu-nay3_0_0

Ảnh miêu tả kích thước của dạ dày trẻ sơ sinh trong những ngày đầu và của người trưởng thành.

Theo một hình ảnh minh họa bên dưới, vào ngày thứ 3 sau khi chào đời, dạ dày của bé sẽ to lên bằng một quả bóng bàn (đây cũng là lúc lượng sữa của mẹ tăng lên). Đến ngày thứ 10, dạ dày của bé sẽ có kích thước bằng một quả trứng gà. Trong khi đó, dạ dày của một người trưởng thành sẽ bằng một quả bóng mềm.

Vì dạ dày của bé vẫn còn nhỏ như vậy nên bé cần được cho bú với lượng ít hơn nhưng nhiều lần hơn, và lý tưởng nhất sẽ là sau mỗi 2-3 tiếng. Cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản sinh sữa của mẹ khi cơ thể của mẹ dần thích ứng.

Dù bạn quyết định cho con bú trực tiếp hay bú bình, thì thông điệp từ bức ảnh, từ chuyên gia Kaci vẫn vô cùng quan trọng và đáng ghi nhớ. Đừng ngại hay xấu hổ nếu bạn cho con bú thường xuyên, bởi vì “Đó không phải là do bạn không có đủ sữa cho con hay con chưa no, mà là bởi vì bụng của con chỉ bé như thế và cần được cho bú thường xuyên với loại sữa non tuyệt vời đó!”

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú

– Cho bé bú ngay sau sinh. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Trẻ cần bú sữa non đó, không nên vắt bỏ sữa non. Sữa non màu hơi vàng đục, có rất nhiều kháng thể nhờ vậy giúp trẻ chống lại bệnh tật.

– Cho bé bú theo nhu cầu. Thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

–  Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ.

– Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.

– Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Bảo Trâm (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or