Bú mẹ hoàn toàn nhưng 1 tuần trẻ sơ sinh không đi ngoài có sao không?

Có thể nói, tình trạng đi ngoài của trẻ sơ sinh là một trong những cách biểu hiện sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vòng 1 tuần dù bú mẹ hoàn toàn khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu và việc này có ảnh hưởng đến sự phát triển của con hay không?

Trẻ sơ sinh bú nhiều và đi ngoài nhiều, đều đặn mỗi ngày là một dấu hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài trong cả tuần liền thì mẹ “đứng ngồi không yên” là điều vô cùng dễ hiểu.

Trẻ sơ sinh thường đi ngoài mấy lần trong ngày?

Đối với những bé dưới 3 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn và không ăn thêm bất cứ thứ gì khác thì trẻ thường đi ngoài khoảng 3 – 5 lần/ngày. Đặc điểm phân của trẻ đó là có màu vàng, hơi sệt và có mùi chua. Còn nếu trẻ bú sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm đi, phân thành khuôn và có mùi thối.

Đối với những bé dưới 1 tuổi thì số lần đi ngoài của bé cũng sẽ khác, phụ thuộc vào chế độ bú hằng ngày. Nếu bú hoàn toàn sữa mẹ thì bé có thể đi ngoai 5 – 6 lần, thậm chí là 7 – 8 lần/ngày vẫn là bình thường.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có sao không?

Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cách thức bé bú mà bé sẽ có số lần đi ngoài khác nhau

Đến lúc mẹ hết thời gian ở cữ thì số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi đáng kể, có thể bé sẽ đi ngoài cách khoảng 2 – 3 ngày, đặc biệt là đối với những trẻ bú sữa công thức. Chủ yếu là do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu có những hoạt động chuyển hóa tối ưu các dưỡng chất có trong sữa nên phải đợi phân tích lại vài ngày mới đủ để tống ra ngoài.

Tại sao bú mẹ hoàn toàn nhưng trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 1 tuần?

Theo các chuyên gia thì về cơ bản những trẻ nhỏ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít bị táo bón hơn những trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 1 tuần nhưng trẻ sơ sinh không đi ngoài thì mẹ cần hết sức lưu ý, bởi 1 tuần là một thời gian cũng khá dài.

Lưu ý ở đây đó là mẹ hãy quan sát phân của bé có màu sắc và dạng như thế nào. Nếu phân trẻ vẫn mềm, có nước và khi đi ngoài không phải rặn thì được xem là bình thường. Còn nếu ngược lại, phân của trẻ cứng, chắc và khó tống ra ngoài, thậm chí là có biểu hiện đau đớn khi rặn thì có thể là do táo bón.

Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ triển ổn định mà sữa mẹ lại rất dễ tiêu hóa, để lại rất ít cặn nên phải đợi nhiều ngày phân mới tích tụ đủ để tống ra ngoài. Ngoài ra, do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, trẻ không có đủ sữa để bú dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài.

Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà 1 tuần rồi vẫn chưa đi ngoài nhé. Vì thậm chí có bé đến 10 ngày, nửa tháng mới “output”.

Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài khi bú sữa mẹ?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài khi bú sữa mẹ có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ đã ổn định nên sữa mẹ không đủ cặn để tống ra ngoài nhiều

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài dù bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Để khắc phục được tình trạng này ở trẻ sơ sinh thì trước hết mẹ cần xác định được nguyên nhân nào gây ra, là do sinh lý hay bệnh lý. Từ đó, mới có cách khắc phục phù hợp đối với trẻ.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài là do bệnh lý thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ. Còn đối với trẻ sơ sinh không đi ngoài là do sinh lý bình thường thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để kích thích trẻ đi ngoài lại:

Massage bụng

Massage nhẹ nhàng bụng của trẻ sơ sinh theo chiều kim đồng hồ bằng cách đặt 3 ngón tay (hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, vừa xoa chậm vừa kết hợp hơi ấn xuống, nhẹ vừa phải, không quá mạnh.

Tập trung xoa nhiều hơn vào phần cách rốn khoảng 5cm, đặc biệt là ở phía sườn bên trái của bé. Xoa liên tục khoảng 5 – 10 phút để kích thích phần đại tràng (ruột già) co bóp đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn.

Ăn uống đầy đủ

Đối với người mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì phải có một chế độ dinh dưỡng thật sự phù hợp, đa dạng, cân đối và tránh kiêng khem không đúng cách nhằm đảm bảo chất lượng sữa cho con. Thường thì nhu cầu năng lượng của mẹ khi cho con bú trong 6 tháng đầu tăng hơn so với bình thường 500-600kcal. Để đạt nhu cầu năng lượng này, mẹ cần phải ăn nhiều hơn trong bữa chính và ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh không đi ngoài khi bú sữa mẹ?

Mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa cho bé

Lưu ý đảm bảo bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu đạm, vitamin A, các loại đậu, các loại thịt cá màu đỏ (thịt heo, thịt bò, cá thu, cá ngừ…) sẽ có nhiều chất sắt tạo máu và cả chất kẽm giúp trẻ tăng trưởng.

Trong mỗi bữa ăn đều phải có rau, trái cây chín để cung cấp vitamin, khoáng chất. Nên sử dụng muối iôt thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày (không ăn mặn) để cung cấp đủ iod giúp phát triển trí não ở trẻ.

Tuyệt đối tránh sử dụng chất kích thích như trà hay cà phê, hạn chế các gia vị nặng mùi làm thay đổi mùi sữa khiến bé chê sữa mẹ. Chị em cũng cần uống đủ nước (nước lọc, nước ép trái cây…) 1,5-2 lít/ngày.

Lưu ý: Việc bé bú mẹ hoàn toàn mà không đi ngoài trong nhiều ngày là bình thường. Do đó, mẹ không nên áp dụng phương pháp thụt hậu môn cho bé. Bởi việc lạm dụng cách này không chỉ khiến hậu môn của bé dễ bị trầy xước mà còn làm giảm phản xạ đi ngoài tự nhiên của bé, làm bé lệ thuộc vào việc thụt, chỉ khi có thụt bé mới đi ngoài được. Mẹ hãy cố gắng đừng nghĩ đến việc bé chưa đi ngoài nhiều ngày rồi vì vào một ngày đẹp trời, khi bé tích đủ lượng phân, bé sẽ đi ngoài trơn tru lại mà thôi.

Conlatatca.vn

 

Leave a Reply

Or