Bố mẹ ăn mặn, con phải chịu hậu quả suy thận, còi xương

 Đừng phá hủy thận của con bằng thói quen ăn mặn của người lớn!

Mặn là 1 trong 5 vị cơ bản mà lưỡi ta có thể cảm nhận và phần lớn vị mặn ấy đến từ mắm, muối… ta nêm thức ăn. Khi ăn, nếu lưỡi được kích thích bởi càng nhiều vị thì mức độ ngon miệng càng tăng.

Đó là lí do vì sao chúng ta luôn thêm muối vào khi nấu nướng để ăn ngon hơn. Nhưng có một điều tai hại đó là một số bố mẹ, ông bà nghĩ rằng khi nấu đồ ăn cho con, thêm 1 ít mắm muối vào cho nó ngon miệng, cho nó cứng cáp… Đó là một quan niệm sai lầm.

photo-1-15239497170781128750268
 

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần một lượng muối nhất định. Muối có công thức hóa học là NaCl, khi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Cơ thể cần muối tức là cần Na (Natri). Tuy nhiên, Natri không chỉ có trong những gia vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh mà trong những thực phẩm tưởng rằng rất nhạt như gạo, ngô, sữa, thịt… đã có một hàm lượng Natri nhất định.

Tất nhiên, trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ với hàm lượng rất nhỏ. Theo các tính toán thì trẻ dưới 12 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày. Do đó, lượng muối có sẵn trong sữa mẹ, sữa bột và các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho trẻ, gia đình không cần nêm thêm muối mỗi khi chế biến thức ăn dặm của trẻ nữa.Với trẻ lớn hơn, từ 1-3 tuổi thì cũng phải cẩn thận khi thêm muối vì trong các thức ăn vặt, bánh, phomai… cũng đã có nhiều muối. Khi trẻ lớn hơn nữa đã ăn chung người lớn thì gia đình cũng nên tập thói quen không ăn mặn; các loại thức ăn vặt nên kiểm tra xem lượng muối trong đó nhiều hay ít.

dung-pha-huy-than-cua-con-bang-thoi-quen-an-man-cua-nguoi-lon-luong-muoi-tieu-chuan-1545790098-941-width660height387

Việc thêm muối có thể khiến trẻ ăn thừa muối so với nhu cầu, dễ ảnh hưởng đến thận. Đặc biệt, với trẻ khoảng 7 tháng tuổi, thận của trẻ rất non nớt và chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối, có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối, dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim…

Bên cạnh đó, khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.

Đặc biệt, vị giác của trẻ rất nhạy nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa, trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường. Đây là yếu tố dẫn đến các bệnh trong tương lai của trẻ như tăng huyết áp, ung thư, suy thận…Do đó, gia đình cần lưu ý, khi nếm bột/cháo của bé mà người lớn thấy vừa miệng có nghĩa là bột/cháo đó mặn so với bé. Vì vậy, cần nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy hơi nhạt một chút là vừa cho bé.

Trẻ sơ sinh tử vong do ăn quá nhiều muối

tre-duoi-1-tuoi-co-can-nem-gia-vi-vao-chao-bot-2
 

Tin trên trang Mirror, năm 2016, một em bé 17 tháng tuổi sống tại Carolina, Mỹ đã tử vong do ngộ độc muối cấp tính. Theo đó, bé gái sơ sinh này được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngộ độc nghiêm trọng. Mặc dù đã được các bác sĩ cấp cứu nhưng cô bé vẫn không qua khỏi. Các nhân viên y tế cho biết, họ đã tìm thấy lượng muối cao vượt mức cho phép trong cơ thể cô bé. Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó tiết lộ rằng, mẹ bé đã cho con gái mình ăn nguyên một thìa cà phê muối khiến bé bị ngộ độc, lên cơn co giật và tử vong.

Nấu bột, cháo thế nào cho đúng?

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, khi bắt đầu ăn dặm, dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn. Chúng thuộc nhóm chất béo – là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Thiếu chúng, trẻ sẽ khó hấp thu các vitamin.

Khi ăn dặm, thức ăn chính của bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa. Do đó, các mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Ở các tháng sau, bên cạnh duy trì lượng sữa 700-900 ml/ngày, trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày, mỗi lần khoảng một bát ăn cơm.

131547732986279339_bi-quyet-cho-con-an-dam

Khi nấu bột hoặc cháo, không nên ăn cùng một món trong ngày tránh gây chán ăn. Bạn nên thay đổi linh hoạt giữa các bữa.

Thành phần chỉ được bao gồm tinh bột (bột/cháo), chất đạm (thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng (rau xanh xay nhuyễn) và chất béo (dầu/mỡ), không cho gia vị khác.

Khi trẻ ngoài một tuổi, bạn mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát).

Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn hoa quả tươi khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay…

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Or