Biểu hiện mắc Rubella và cách điều trị

Ở trẻ em 25-50% trường hợp nhiễm Rublla thường có các triệu chứng không rõ ràng nhưng đa số ở người lớn lại có triệu chứng rõ ràng.

1. Biểu hiện khi nhiễm Rubella

Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng  tiên phát (1-7 ngày trước khi có ban): Hạch lympho sưng đau, đặc biệt sau tai và hạ cằm, người mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, viêm kết mạc mắt nhẹ.

Triệu chứng trong pha phát ban (1-5 ngày): Những nốt ban màu hồng mịn, đôi khi ban ngứa với thương tổn dát sẩn, ban bắt đầu từ vùng mặt và nhanh chóng lan ra toàn thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất.

Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất. Hạch lympho lớn, đau ở phía sau tai, hạ chẩm, đau thường thoáng qua.

Sưng khớp nhẹ ( ở 3% phụ nữ bị nhiễm). Sốt trên 39 độ C. Bệnh nhân sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.

Biểu hiện mắc rubella và cách điều trị

Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại.

Thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi người bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly người bệnh đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.

Bệnh ít gây biến chứng. Một số trường hợp hiếm, biến chứng có thể gặp là viêm não (1/6000 thường gặp ở người lớn); giảm tiểu cầu (1/3000 thường gặp ở trẻ em).

2. Chẩn đoán huyết thanh học

Rubella được chẩn đoán xác định bằng huyết thanh học. Kháng thể IgG và IgM xuất hiện 1-4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau đó 2 tuần. IgM giảm dần và về âm tính trong 1-2 tháng, nhưng kéo dài ở 3-5%. IgG tồn tại suốt đời, IgG được xác định bằng test ức chế ngưng kết hồng cầu và có thể được khẳng định bằng ELISA. Test ELISA đặc hiệu cho Rubella được sử dụng để định lượng IgM.

Sự chuyển từ trạng thái IgG âm sang IgG dương là bằng chứng chắc chắn của nhiễm Rubella. IgM Rubella dương được dùng thường qui trong chẩn đoán Rubella cấp, nhưng có thể phản ứng chéo với IgM của virus khác.

3. Điều trị, chăm sóc khi mắc Rubella

Bệnh Rubella là một bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Rubella. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, cho bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Hội chứng Rubella bẩm sinh cũng chưa có thuốc đặc trị. Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt, nâng cao sức đề kháng: ăn uống hợp lý, dùng thêm nước trái cây, giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.

Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau. Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau người hàng ngày cho bé.

Leave a Reply

Or