Bí quyết tự làm thức ăn cho trẻ nhỏ

MarryBaby giới thiệu cùng bạn danh sách những thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà bạn có thể tự làm tại nhà cho bé yêu, vừa ngon, vệ sinh mà lại rất tiết kiệm.

Những món mẹ không nên bỏ qua khi tự làm thức ăn cho bé
Không có món ăn nào được tất cả trẻ em yêu thích, do đó bạn cần thử và loại bỏ từ từ những món không phù hợp với bé nhà bạn.

1. Bơ là một trong những thực phẩm tươi rất tốt cho sức khỏe của bé. Nó rất dễ nghiền nát, chứa nhiều chất dinh dưỡng và hầu hết các bé đều cảm thấy trái bơ khá ngon miệng.
2. Lê và táo nên được xếp thứ hai trong danh sách này. Bạn có thể hấp, bỏ lò, nghiền để tạo ra món ăn ngon ngọt và bổ dưỡng cho con.
3. Đậu xanh và đậu Hà lan có thể được nghiền nhừ với một lượng nhỏ nước hoặc sữa mẹ/sữa bột rồi đem hấp. Lưu ý là thức ăn trộn với sữa mẹ/sữa bột phải được dùng trong vòng 24 giờ.
4. Đào và mận nên được hấp bằng lò vi sóng trước khi chế biến.
5. Các loại đậu hạt to, cứng như đậu cô ve, đậu tây (đậu thận) cần được hầm nhừ với một ít nước trước khi chế biến. Trộn với một ít pho mát tiệt trùng, bạn đã sẵn sàng một món ăn cho bé.
6. Chỉ được cho bé ăn chuối đã chín hẳn.
7. Bột yến mạch trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột và một ít trái cây là món ăn dặm lý tưởng cho bé. Nếu chọn yến mạch ăn liền, cần xem kỹ thành phần dinh dưỡng vì hầu hết chúng có chứa nhiều đường, không tốt cho bé.
8. Bí ngô là một “vựa” chứa đầy vitamin và các dưỡng chất quan trọng khác. Bí ngô xay nhuyễn có thể được lưu trữ trong tủ lạnh để chế biến dần mà không cần chất bảo quản.

Bài 2: Bí quyết tự làm thức ăn cho trẻ nhỏ

Lưu ý khi tự làm thức ăn cho trẻ nhỏ

1. Trái cây phải được gọt vỏ và bỏ hạt hoàn toàn.
2. Không cần thiết phải sử dụng đường hoặc các chất làm ngọt nhân tạo trong khẩu phần ăn của bé. Trẻ sơ sinh không nên ăn bất cứ loại đường nào cho đến khi bé có thể tiêu hoá tốt phần lớn các loại thức ăn.
3. Không sử dụng mật ong cho đến khi bé được 3 tuổi.
4. Muối, bơ và các gia vị khác phải được loại ra khỏi thực đơn của bé cho đến khi bé có thể tiêu hoá những thức ăn chuẩn bị sẵn một cách bình thường.
5. Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng còn lòng đỏ chưa chín. Có thể cho bé từ 8-10 tháng tuổi ăn trứng bác. Tuy nhiên, cần để ý xem bé có dấu hiệu bị dị ứng hay không.
6. Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn không nên cho bé ăn bơ động phộng cho đến khi bé được 3 tuổi. Một số trẻ nhỏ bị dị ứng với đậu phộng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
7. Cần tránh sữa bò trong suốt năm đầu đời.
8. Không cho bé thử nhiều loại thức ăn mới cùng lúc; nên đợi 3-4 ngày trước khi cho bé làm quen với một món mới. Điều này sẽ giúp bạn xác định được thức ăn nào gây ra tình trạng dị ứng, đầy hơi hay các vấn đề về tiêu hoá khác.
9. Cần tránh cho bé ăn các loại quả mọng và nho vì hạt của chúng có thể khiến bé ngạt thở. Tuy nhiên, bạn có thể cho bé ăn dâu tây đã xay nhuyễn hoặc được chế biến thích hợp với trẻ nhỏ.
10. Thịt là món cuối cùng bạn nên cho bé làm quen trong năm đầu đời. Đừng lo lắng, bé sẽ lấy protein cần thiết từ sữa mẹ, sữa bột cho đến khi bé được 1 tuổi.
11. Không nên chế biến trái cây tươi chung với nước ép vì lượng đường cao sẽ bám vào răng của bé.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or