Bí quyết hay giúp mẹ chăm sóc da bé mát lịm suốt hè

Chỉ cần áp dụng những bí quyết đơn giản mà hữu ích sau đây là mẹ đã phòng tránh tốt được những tác hại xấu với làn da mỏng manh của bé trong suốt mùa hè như cháy nắng, rôm sẩy, côn trùng đốt,… từ đó giúp bé có làn da khỏe mạnh và mềm mịn trong suốt những ngày hè nóng bức.

1. Da cháy nắng

Do làn da của bé mỏng manh và cũng rất nhạy cảm nên dễ bị bắt nắng. Do ảnh hưởng của tia cực tím nên nguy cơ ung thư da ở trẻ có thể cao gấp đôi. Vì thế chăm sóc và bảo vệ làn da bé là rất cần thiết.

Cách điều trị

Trước tiên là các mẹ cần lau người cho bé 2-4 lần/ngày bằng khăn ướt an toàn cho đến khi da không còn ửng đỏ. Sau đó là thoa kem giữ ẩm hoặc gel chiết xuất từ cây lô hội để giữ ẩm cho da bé. Nếu như da bé bị cháy nắng quá nhiều thì nên cho bé đi khám bác sĩ.

dung-de-1-phut-lo-la-khi-cham-soc-be-so-sinh-gay-ton-thuong-ca-doi-cho-be-2-350x230

Cách phòng chống

Cho bé đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài, lựa chọn quần áo bằng sợi cotton thoáng mát, thoa kem chống nắng cho bé trước khi đi ngoài khoảng 15-30 phút (kem có chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên và chống nước). Còn với những em bé 0-6 tháng tuổi thì cha mẹ chỉ nên chấm nhẹ kem chống nắng vào phần da hở ra ngoài. Với các bé lớn hơn thì sau vài giờ bố mẹ lại thoa kem chống nắng cho bé, nhất là sau khi bé chơi dưới nước. Nên tránh, hạn chế cho bé ra ngoài chơi vào giữa trưa hè.

2. Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ gây ngứa ngáy, khó chịu với các nôt đỏ mọc trên mặt, cổ, nách, phần thân trên. Da bé bị mẩn đỏ do tuyến mồ hôi dưới da bị tắc, không thoát ra bốc hơi được.

Cách điều trị

Tắm rửa, làm mát cho trẻ thường xuyên và cần tuyệt đối tránh sử dụng sữa tắm, xà phòng tắm hay xoa phấn cho bé vì càng dễ làm bé bị bít tuyến mồ hôi thêm. Tình trạng rôm sảy sẽ lặn trong vòng 1 tuần nên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nếu như bé bị mụn mủ và sưng lên (biểu hiện của da bị nhiễm trùng) thì cần cho bé đi khám bác sĩ để điều trị sớm.

Cách phòng chống

Mặc quàn áo thoáng mát, rộng rãi cho bé. Không nên để trẻ bị nóng (như cho trẻ ăn những đồ ăn nóng, cay, hay để trẻ chơi suốt ngoài trời,…). Với những bé nhỏ hơn thì cha mẹ nên giảm thời gian bế ẵm trẻ hay bọc trong địu để nhiệt lượng cơ thể không bị hấp sang bé.

3. Côn trùng đốt

Làn da non nớt và nhạt cảm của bé rất dễ bị tổn thương do côn trùng cắn, đốt.

Cách điều trị

Đầu  tiên cần rửa vùng da bị đốt bằng nước và xà phòng. Tiếp đó lấy đắp khăn ướt đắp lên vùng da bị sưng tấy và ngứa dể làm dịu bớt vết côn trùng cắn. Mẹ có thể bôi vào vết ngứa của trẻ dung dịch calamine. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa khi thấy bé có dấu hiệu bị dị ứng như: bị đau, sưng tấy, khó thở, bị lỗ chỗ tổ ong hoặc bị ngứa toàn thân.

Cách phòng chống

Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi thì tốt nhất là nên dùng thuốc chống con trùng cho bé, nên mặc quần dài, áo dài,đội mũ và đi tất sơ sinh cho trẻ. Khi bé ngủ thì cần che màn, khi bé trong phòng tối thì cần để ý để tránh muối bay ra đốt bé.

Theo Methongthai

Leave a Reply

Or