Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra

Trông con chính là một trong những việc mà các ông bố có thể đỡ đần cho mẹ. Và cũng chính từ đây, hàng loạt cách trông con sáng tạo đã ra đời.

Ôm con trong ngày vui của gia đình, chị Mộng Ngọc là người hạnh phúc nhất khi chứng kiến hành trình “hồi sinh” kỳ diệu của con từ lúc còn trong bụng mẹ.

Chị kể, 3 năm trước hai vợ chồng chị có con đầu lòng. Nhưng mãi đến 3 năm sau mới mang bầu tiếp đứa thứ hai. Tuy nhiên khi thai được hơn 23 tuần tuổi, chị bất ngờ xuất huyết.

Ban đầu, bác sĩ bảo rằng tình trạng của sản phụ Ngọc bình thường. Nhưng đến 3 ngày sau, phía BV phụ sản bất ngờ thông báo chị bị rỉ ối, bạch cầu trong máu cao, khả năng nước ối đã nhiễm trùng, cần chấm dứt thai kỳ gấp để bảo đảm an toàn. Nghe tin này, người mẹ vô cùng suy sụp. Chị Mộng Ngọc rạng rỡ ôm con trai.

Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 1.
Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 2.

BV phụ sản bất ngờ thông báo chị bị rỉ ối, bạch cầu trong máu cao, khả năng nước ối đã nhiễm trùng, cần chấm dứt thai kỳ gấp để bảo đảm an toàn.

Biết chuyện, một người bạn từng lâm vào hoàn cảnh này khuyên vợ chồng chị Ngọc nên cầu cứu bác sĩ Lê Văn Đức, cố vấn cao cấp Sản – Phụ khoa ở BV Hạnh Phúc. Nghĩ “phước chủ may thầy”, người mẹ quyết định không chấm dứt thai kỳ, trốn viện xuống Bình Dương để tìm đường cứu con.

Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 3.

Bác sĩ Lê Văn Đức kể về quá trình can thiệp cho thai nhi trong bụng chị Ngọc.

“Lúc gặp bác sĩ Đức bạch cầu trong máu của em vẫn còn rất cao, nước ối gần như đã cạn. Vợ chồng em rất hoang mang, bởi mình đã lên BV tuyến đầu rồi, họ nói bỏ thì làm sao còn hi vọng. Nhưng bác sĩ động viên, làm lại các xét nghiệm và nói rằng mức nhiễm trùng của em vẫn kiểm soát được, vẫn còn khả năng giữ được đứa bé” – chị Ngọc nói.

Những ngày sau đó, chị Ngọc được dùng thuốc chống nhiễm trùng. Đến khi thai cầm cự được 28 tuần, cơ hội sống của đứa trẻ đã khá cao, cuộc phẫu thuật bắt con được tiến hành.

Ngày 16/7, bé trai con sản phụ Mộng Ngọc (33 tuổi, ngụ TP.HCM) đã khỏe mạnh hoàn toàn và được xuất viện. Đứa bé sinh ra nặng 1.085 gram được chuyển thẳng lên khoa Hồi sức sơ sinh.

Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 4.
Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 5.

Lúc được sinh ra, bé trai chỉ nặng trên 1kg.

Tại đây, các bác sĩ tiến hành đặt Catheter trung ương vào tim cho bé trai. Nhờ điều trị ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ hiệu quả nên bệnh nhi không nhiễm trùng bệnh viện, không dùng kháng sinh.

Ít ngày sau, bé đã rút Catheter, ngưng hoàn toàn oxy, không bị tím, thở và bú tốt, cân nặng tăng lên 1.4kg và đến nay thì xuất viện.

Thời điểm xuất viện, bé nặng 2.780gr, bú 8 lần/ngày, mỗi lần 60ml, phát triển tâm thần vận động bình thường so với tuổi. Vậy là sau 82 ngày nằm viện ròng rã khi cân nặng lúc chào đời chỉ 1.085 gram, bé trai sinh non đã sống sót một cách ngoạn mục.

Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 6.
Bị đình chỉ thai kì ở tuần 23, mẹ Việt ôm bụng bầu đi cầu cứu khắp các bệnh viện và kì tích đã xảy ra - Ảnh 7.

Niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng khi con họ cuối cùng cũng khỏe mạnh hoàn toàn.

Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh của BV cho biết, việc cứu sống được đứa bé là thành quả của sự tính toán chiến thuật kỹ lưỡng và sự phối hợp rất tốt của hai bên sản – nhi trong việc xử lý thai kỳ nguy cơ cao.

Nhờ sự tiến bộ của y học, ngày nay nhiều trường hợp thai nhi chỉ 25-26 tuần tuổi vẫn có thể được can thiệp khỏe mạnh.

Theo Afamily

Leave a Reply

Or