Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, các mẹ hãy cùng trang bị kiến thức về triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này nhé!

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là gì?

Đây là bệnh dễ lây nhiễm, phát ra những nốt mẩn ngứa rồi sau đó chuyển thành những mụn nước. Bệnh thường kèm theo sốt nhẹ. Con bạn có thể không cảm thấy mệt mỏi lắm, nhưng nếu bé có nhiều nốt ban, bé có thể cảm thấy ngứa ngáy khắp người. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện hai đến ba tuần sau khi bé bị lây nhiễm.

Những triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ:

–          Ngày thứ 1 đến ngày thứ 4:

o   Những nhóm nốt nhỏ, đỏ, rất ngứa, chính giữa đầy nước, xuất hiện từng đợt trên người bé: Thoạt tiên là ở ngực, bụng, lưng, sau đó ở chỗ khác trên người.

o   Nước dịch bên trong các nốt trở nên trắng và đục.

o   Sốt nhẹ, biếng ăn.

–          Ngày thứ 5 đến ngày thứ 9:

o   Các bọng nước bể ra, để lại những miệng lỗ nhỏ.

o   Vảy hình thành trên các bọng nước và tróc một vài ngày sau.

–          Ngày thứ 10: bé trở lại bình thường

–          Ngày thứ 11/12: con bạn không lây nhiễm nữa.

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

–          Cho bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ bé bị thủy đậu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và có thể kê toa một loại kem kháng histamine hoặc một loại thuốc để cho con bạn bớt ngứa.

–          Cách ly bé với những trẻ khác hoặc những người lớn chưa từng bị thủy đậu để tránh lây lan.

–          Hãy cặp nhiệt kế cho bé, cho bé uống nhiều nước và uống paracetamol để hạ sốt nếu sốt cao.

–          Đừng để bé gãi các nốt mụn, vì điều đó có thể khiến chúng bị nhiễm trùng và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. Hãy cắt ngắn móng tay cho bé, đeo bao tay để tránh việc bé gãi.

–          Giữ vệ sinh cho bé, tắm rửa nhẹ nhàng mỗi ngày. Phòng bé cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tránh gió lùa nhưng vẫn đảm bảo phải thông thoáng, sáng sủa.

–          Cho bé mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton để giúp bé dễ chịu hơn.

–          Cho bé ăn đồ dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng.

–          Đưa bé đến bác sĩ khám lại nếu bé ngứa trầm trọng hoặc các nốt thủy đậu đỏ, sưng hoặc rỉ mủ.

–          Những việc không nên làm khi bé bị thủy đậu:

o   Kiêng nước, tránh gió: nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các bọng nước, gây nhiễm khuẩn, viêm da, hay thậm chí gây nhiễm trùng máu hay viêm cầu thận cấp.

o   Chữa trị theo phương pháp dân gian như tắm lá có thể gây bội nhiễm toàn thân, nhiễm trùng da.

Nguồn : dutchlady.com

Leave a Reply

Or