Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh – dấu hiệu và cách chữa trị bố mẹ cần lưu lại ngay

Biểu hiện của bệnh chàm bội nhiểm ở trẻ là da sần, mẩn đỏ có mụn nước và ngứa… bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý để cho con đi khám chữa kịp thời.

Hầu hết các bà mẹ nuôi con nhỏ rất quan tâm tới bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh do đây là 2 đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Mặc dù bệnh chàm bội nhiễm không được xem là những bệnh nguy hiểm nhưng nếu như không điều trị sớm thì bệnh lại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Phân biệt bệnh chàm bội nhiễm, viêm da dị ứng và nẻ

Viêm da chàm hay còn gọi là eczema hay viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính – bệnh kéo dài. Trẻ thường bị bệnh chàm khi được 2-6 tháng tuổi. Khi trẻ bị chàm da trở nên nhạy cảm, biểu hiện là da khô dần và ngứa.

Viêm da dị ứng là tình trạng viêm da do dị ứng, da bị nổi mẩn ngứa và không kéo dài như chàm. Viêm da dị ứng có thể do thức ăn, do các hóa chất.

Nẻ là tình trạng bị nứt da do tiết trời lạnh khô của mùa đông, qua mùa đông sẽ hết.

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Bệnh chàm là tình trạng dị ứng gây viêm ở biểu bì da xuất hiện bên ngoài cơ thể, thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, đặc biệt chiếm đa số là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm bội nhiễm

Đối với bệnh chàm bội nhiễm khi xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh thì cũng không khác người lớn, cụ thể là bệnh có thể biểu hiện ra một số triệu chứng như sau:

Bệnh chàm biểu hiện với triệu chứng căn bản là ngứa và mụn nước trên bề mặt da. Mụn nước thường tập trung thành từng chum trên nền da đỏ còn gọi là hồng ban. Bệnh tiến triển theo 5 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

+ Bắt đầu bằng ngứa và xuất hiện màng đỏ.

+ Trên bề mặt da xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng, sau đó tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

+ Các mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra vùng da lành, kích thước nhỏ, đôi khi chúng hợp lại tạo thành mụn nước lớn;

+ Mụn nước nhỏ rất nông, có chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Có thể có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước

+ Mụn nước có thể bị vỡ do gãi vì ngứa hoặc bị vỡ dập tự nhiên

+ Giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.

Giai đoạn 4: Gia đoạn da nhẵn

+ Sau một thời gian, sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bong.

+ Giai đoạn này diễn ra khá nhanh trong 1-3 ngày.

Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

+ Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám

+ Da dày lên và tăng sắc tố do chàm.

Ngoài các biểu hiện bên ngoài nêu trên, ngứa là triệu chứng cơ bản của bệnh, ngứa xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu bị đỏ da đến cuối giai đoạn. Chính vì ngứa nên khiến trẻ rất khó chịu và càng gãi sẽ càng ngứa, càng ngứa càng muốn gãi nên bệnh càng khó điều trị và dễ gây ra bội nhiễm tạo thành các tổn thương khó lành trên da.

Trong trường hợp bệnh chàm bội nhiễm thì vùng da bị bệnh xuất hiện mủ dịch, da lở loét nghiêm trọng và nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu và dẫn tới tử vong.

Điều trị bệnh chàm ở trẻ

Điều trị bệnh chàm bội nhiễm cần thực hiện sớm để hạn chế những ảnh hưởng không tốt của bệnh có thể gặp phải. Thường bệnh sẽ được áp dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, hay thuốc giảm đau, các loại thuốc mỡ bôi trực tiếp ngoài da.

Tuy nhiên vì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có cơ địa sức khỏe yếu nên khi bị bệnh cần cắt thuốc theo đơn của bác sĩ hướng dẫn, vì có rất nhiều loại thuốc có thể gây nên các tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe phát triển của bé. Cần cân nhắc giữa lợi và hại trước khi dùng thuốc trị bệnh.
Để giảm khó chịu cho bé, mẹ cũng có thể tham khảo kết hợp một số phương pháp chữa tràm theo cách dân gian:

Lá chè xanh

Trong trà xanh chứa L-theanin, Tanin, Flavonol, một số loại tinh dầu, vitamin A, B, C, một số nguyên tố vi lượng khác như kali và flour… là các thành phần rất lành tính với da.

Với cách chữa bệnh chàm bằng trà xanh, bạn cần chuẩn bị:

Một nắm lá trà xanh rửa sạch, đun sôi cùng với nước. Sau khi đun sôi bạn có thể dùng lượng nước thu được để một lúc cho nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bé tổn thương hoặc tắm cho bé. Dùng trà chữa bệnh chàm có thể làm sạch các tế bào chết trên da, chống oxy hóa ngoài da, sát khuẩn và kìm hãm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh chàm gây ra.

Lá ổi

Ổi được nhiều người dùng để chữa một số bệnh về da ngứa, mẩn đỏ do thời tiết, rôm sảy,… Bệnh nhân mắc bệnh chàm có thể dùng lá ổi để làm giảm các triệu chứng không mong muốn do bệnh chàm gây ra.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít lá ổi, nước. Rửa sạch phần lá ổi đã chuẩn bị và để cho ráo. Sau đó, bạn hãy đun sôi phần lá ổi đã chuẩn bị với nước trong 5 – 7 phút. Để cho phần nước đã đun sôi nguội hơn một chút và dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm. Sau 15 phút có thể lau khô.

Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Khả năng sát khuẩn và chống nhiễm trùng của lá ổi giúp da được làm sạch và thúc đẩy tái tạo tế bào mới trên da.

Vy Vy (TH)

Theo Methongthai

Leave a Reply

Or