Bé nhút nhát sẽ bỏ lỡ cơ hội thành công

“Dũng cảm và trí tuệ là hai anh em song sinh. Nếu bạn không dám mở cánh cửa lớn mà bạn muốn bước vào, thì bạn sẽ chẳng thể nào biết được bí mật đằng sau nó”. Những đứa trẻ được nuôi dạy lòng dũng cảm sẽ dễ dàng thành công vì chúng dám nắm bắt cơ hội để thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những đứa trẻ nhút nhát sẽ bỏ lỡ những cơ hội của mình

1.    Nên hiểu thế nào về sự nhút nhát của trẻ?
Một bé nhút nhát thường có những biểu hiện không thoải mái khi tiếp xúc với người lạ, hoặc khi đi đến một môi trường mới ngoài gia đình. Trẻ thường có thái độ lo lắng, đứng nép vào góc khuất hoặc sau lưng người lớn, cố gắng thu mình lại theo kiểu hy vọng không ai nhìn thấy mình, ngại giao tiếp bằng lời nói bằng việc không chào hỏi hay trả lời, tránh nhìn vào người đối diện…

bé nhút nhát 2

Theo chuyên gia từ trung tâm phát triển tài năng trẻ em iSmartKids “việc trẻ nhút nhát trong những năm đầu đời là bình thường, là phản xạ tự nhiên trong quá trình trẻ khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên nếu cha mẹ không sớm khắc phục tính nhút nhát của trẻ, việc này sẽ gây ra cản trở trong quá trình giao tiếp, trở ngại trong học tập và khiến quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ có nhứng khiếm khuyết”. Vì vậy, việc các bậc cha mẹ quan tâm giúp đỡ để trẻ khắc phục nhược điểm nhút nhát, dũng cảm thể hiện bản thân là điều vô cùng quan trọng.

2.    Khi trẻ nhút nhát, trẻ sẽ bỏ lỡ điều gì?
Trẻ nhút nhát là đối tượng bị các trẻ khác bắt nạt. Khi trẻ cố tự thu mình lại, không quan tâm hay trò chuyện đối với những người khác sẽ làm cho mối quan hệ của trẻ với những bạn bè xung quanh trở nên kém đi, việc kết bạn để cùng chơi sẽ rất khó khăn. Nếu nỗi sợ này tăng lên sẽ khiến cho trẻ có xu hướng tự nhốt mình trong bốn bức tường và bỏ lỡ những cơ hội thuận lợi trong cuộc đời. Trẻ nhút nhát thường thiếu tự tin, chưa làm đã lo không làm được việc, chưa cố gắng đã từ bỏ, do đó đánh mất nhiều cơ hội trong quá trình trưởng thành. Các bé nhút nhát cũng hay mắc chứng nghi ngại bản thân, nhạy cảm với những lời nhận xét xung quanh, trong quá trình trẻ lớn nên, sức chịu đựng tâm lý rất kém, dễ suy sụp.

3.    Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ tự tin, dũng cảm?
Việc rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm phải được thực hiện ngay từ nhỏ và cần có một quá trình lâu dài. Nhiều cha mẹ do quá nóng vội trong việc dạy dỗ con trẻ, hoặc do tự tin vào kiến thức đọc được từ các tài liệu mà áp dụng chưa đúng vào trường hợp của con, dẫn đến kết quả không như mong muốn, thậm chí đi ngược lại.

Cha mẹ hãy dừng ngay việc quát mắng và chì chiết khi trẻ mắc lỗi: Việc cha mẹ quát mắng và chì chiết chỉ làm cho trẻ cảm thấy bị tổn thương, thậm chí mối quan hệ trong gia đình càng trở nên căng thẳng hơn. Trong trường hợp này cha mẹ nên tỏ ra thấu hiểu trẻ, cố gắng dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ những vấn đề ngoài chuyện học hành, có như vậy trẻ mới dễ chấp nhận sự giáo dục từ cha mẹ.

 -Tạo không gian sống cho trẻ: Cha mẹ nên tận dụng những ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi để cho trẻ đi chơi công viên, sở thú, đi thăm người quen, họ hàng…để trẻ giảm bớt cảm giác xa lạ với môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao lưu của trẻ và giúp trẻ hoạt bát, cởi mở hơn.

Cha mẹ nên tăng cường cho trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các bạn cùng trang lứa để trẻ xóa bỏ cảm giác xa lạ với thế giới bên ngoài. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân mình.Để trẻ tự làm những công việc nhỏ vừa với sức của trẻ, để trẻ tự lựa chọn trang phục… Khi trẻ tiến bộ hãy động viên kịp thời để trẻ có thêm động lực

-Không đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho trẻ: Bố mẹ không nên đặt hi vọng quá cao vào trẻ, đừng nên để cho trẻ không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra sẽ làm trẻ dễ nản và làm cho tuổi thơ của trẻ đi qua không vui vẻ khiến trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân.

Coi trọng sự cống hiến và ưu điểm của bản thân trẻ: Nhiều bậc cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì ở nhà chỉ vì con làm không đạt yêu cầu của cha mẹ, chính điều đó làm cho trẻ không tự tin vào mình. Cha mẹ phải để trẻ cảm nhận mình là người có ích, đánh giá khách quan những ưu điểm của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình.

Động viên con dù con làm sai để con có niềm tin vào bản thân mình hơn. Hãy nhớ rằng bạn tặng con sự tự tin chính là bạn tặng cho trẻ những cơ hội để trẻ thành trong cuộc sống.

Leave a Reply

Or