Bé hay nóng giận: Đâu là bình thường, đâu là lúc cần can thiệp?

Bé hay nóng giận: Đâu là bình thường, đâu là lúc cần can thiệp?

HỎI: Con em 2 tuổi, rất hay nóng giận, mỗi lần bé nóng giận rất kinh khủng, bé hay dậm chân, đóng cửa mạnh, khóc và ăn vạ dữ dội. Bé thích tự cởi quần áo. Trong một lần, bé đã cởi được quần, nhưng gặp khó khi tự cởi áo bé ra, thế là bé tức giận, khóc la. Mẹ chạy tới cởi giúp bé, nhưng bé vẫn khóc và bực tức, bắt mẹ phải mặc lại cả áo và quần, sau đó bé tự cởi ra. Ở trường trẻ cũng hay đánh bạn, đang chơi với bạn thì tự nhiên bực gì đó, vung tay đánh bạn hoặc kéo tóc bạn. Vậy biểu hiện bé như vậy có đáng lo không ạ?

cach-tri-tinh-nong-nay-cua-be-1-nhicao-177-0946
Bé hay nóng giận… hình minh họa internet

☑️ TRẢ LỜI: Bạn có biết không: Giận dữ là cảm xúc đứng đầu trong 5 cảm xúc của trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Trẻ sau 1 tuổi biểu hiện cảm xúc giận dữ ngày càng rõ rệt vì trẻ bắt đầu phát triển độc lập hơn, làm được nhiều kĩ năng vận động và não bộ cũng phát triển rất nhanh từ 1 tháng tuổi đến 5 tuổi. Trẻ đối mặt với nhiều tình huống và hoạt động, nhưng trẻ thiếu công cụ để thể hiện cảm xúc của mình, ví dụ như ngôn ngữ. Trẻ không biểu hiện cảm xúc khó chịu của mình bằng việc thốt lên rằng: “Con ghét làm cái này!” hoặc “Cái này là của con.”

Đánh bạn cũng là một cách bé biểu hiện cảm xúc sai mà thiếu giao tiếp đúng. Cha mẹ nên giúp trẻ diễn đạt cảm xúc đúng, hãy dạy cho bé 1 số từ để thể hiện cảm xúc khi bé biểu hiện như vậy. Ví dụ: Con không thích, con muốn lấy, của con.

Khi trẻ gặp tình huống khó khăn trong tự giải quyết (VD tự cởi quần áo), cha mẹ không nên giúp trẻ làm phần công việc của trẻ. Hãy hỏi thăm trẻ, và nói rằng: Được rồi, để mẹ xem, con làm lại nhé. Trong lúc đó, bạn nhanh tay sửa lại tình huống cho bé, nhưng hãy để bé tự giải quyết tình huống 1 mình. Điều này quan trọng cho trẻ học điều tiết cảm xúc và giải quyết tình huống.

Khi trẻ đánh bạn hay giành đồ bạn, nên bế bé ra chỗ khác ngay, nói với trẻ như: Con không được làm như vậy! Sau đó, đợi bé bình tĩnh lại, hãy dẫn bé đến bên bạn và giải thích với trẻ: Con muốn chơi cùng với bạn, tại sao con không nói. Mẹ dạy con: hãy dùng những từ mẹ đã dạy để nói cho bạn biết con nghĩ gì.

KHI NÀO CẦN LO LẮNG?

Nếu bé thường xuyên có cả 3 biểu hiện sau:

✱ Quá hoạt động cả lúc ăn cả lúc chơi: Hỏi và nói luyên khuyên, chọc phá bạn hoặc em.

✱ Không chú ý/tập trung khi bạn cần bé chú ý

✱ Hay cáu giận đột ngột không lí do

Lúc này, đừng ngại tham khảo ý kiến của một chuyên gia sức khỏe để đánh giá tốt hơn vì trẻ có thể bị một bệnh lý liên quan đến tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder ADHD).

(Theo Bác sĩ Hoàng Anh)

Cộng đồng nuôi dạy con thông minh

Leave a Reply

Or