Bé gái 6 tuổi đau ngực, vòng 1 to bất thường vì thói quen mà 99% bà mẹ đều làm với con mình

 Nhiều trẻ có nguy cơ dậy thì sớm bởi thói quen bật đèn khi ngủ của cha mẹ. Việc bật đèn ngủ còn tác động nghiêm trong tới sức khỏe của bé.

Suốt một tháng gần đây, chị Wang (tên nhân vật đã được thay đổi) – một bà mẹ ở Sơn Đông lo lắng, bối rối khi cô con gái 6 tuổi thường xuyên khóc nói với mẹ rằng đau ngực. Khi quan sát kỹ, chị Wang còn hoảng hốt hơn khi thấy vòng 1 của bé to bất thường, có dấu hiệu phát triển mạnh.

Con gái chị năm nay mới chỉ hơn 5 tuổi nhưng đã phổng phao, lớn hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Chị cho biết, để tránh tình trạng dậy thì sớm của con, chị luôn chú ý cân bằng dinh dưỡng cho bé, không cho con ăn thức ăn nhanh, tự ý dùng thuốc bổ, thậm chí rau củ trái cây cũng mùa nào thức nấy, tuyệt đối không dùng thực phẩm biến đổi gene.

Kết quả sau khi đưa con gái đi khám tại Bệnh viện nhi địa phương khiến chị ngỡ ngàng: lý do khiến con gái chị dậy thì sớm hóa ra lại bởi thói quen bật đèn ngủ suốt đêm của gia đình.

Theo bác sĩ cho biết, trong những tác hại giật mình của đèn ngủ với trẻ sơ sinh, gây dậy thì sớm chính là một vấn đề đáng quan tâm.

Bật đèn khi ngủ khiến trẻ dậy thì sớm
Bật đèn khi ngủ khiến trẻ dậy thì sớm

Trong một thời gian dài, vì cần làm việc vào ban đêm và cũng để tiện quan sát con, chị Wang luôn bật đèn ngủ. Bà mẹ trẻ không ngờ, hành động này đã làm hại con gái nhỏ.

Ban ngày, ánh sáng sẽ kích thích cơ thể tăng trường bằng cách tiết ra hocmone oestrogen. Khi trẻ đi ngủ vào ban đêm, trong bóng tối, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên gọi là “melatonin”, có vai trò chính là để điều chỉnh nồng độ nội tiết của cơ thể, ức chế sự tăng trưởng để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của nó, giúp cơ thể cân bằng.

Vậy nên nếu vào ban đên mẹ vẫn bật đèn ngủ, ánh sáng đèn sẽ tiếp tục khiến cơ thể sản sinh hormone oestrogen khi bé gái ngủ, khiến trẻ phát triển, dậy thì sớm.

Việc bé gái chưa đến 8 tuổi mà ngực đã phát triển; trước 9 tuổi đã mọc lông ở nách và quanh vùng kín; trước 10 tuổi đã có kinh nguyệt… hiện nay không còn hiếm hoi. Đó chính là dấu hiệu dậy thì sớm. Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ dậy thì sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì, tuy nhiên thực tế, dậy thì sớm lại có nhiều tác hại khá nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng chiều cao: Khi mới bắt đầu quá trình phát dục, trẻ thường cao trội lên, nhưng các đầu xương dài nhanh chóng bị cốt hóa, dẫn đến ngưng tăng trưởng chiều cao sớm. Hậu quả là  trẻ bị thấp hơn khả năng di truyền cho phép.

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú: Điều tra của bác sĩ Trịnh Ý Nam (Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán dậy thì sớm, Bệnh viện Nhi của Đại học Trung Nam, Trung Quốc) trên 1.000 bé gái cho thấy, những đứa trẻ có kinh nguyệt trước 12 tuổi tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú cao gấp 2,2 lần trẻ phát triển bình thường.

Trẻ ngủ dưới ánh đèn dễ bị bệnh trầm cảm chậm lớn
Trẻ ngủ dưới ánh đèn dễ bị bệnh trầm cảm chậm lớn

Ngoài ra việc bật đèn ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như:

Trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những em bé ngủ đủ, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác.

Vì vậy, để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Cách tốt nhất là các mẹ không nên thắp đèn ngủ suốt đêm, mà nên đặt cạnh giường chiếc đèn nhỏ để khi bé thức giấc.

Ảnh hưởng đến thị giác của trẻ

Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ. Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ.

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng  đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.

Tăng nguy cơ ung thư

Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York cho biết: “Ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”. 

Tăng nguy cơ béo phì

Đèn ngủ tăng nguy cơ béo phì. Một nhóm chuyên gia ở Trường Đại học bang Ohio (Mỹ) đã thử nghiệm ánh đèn ban đêm ảnh hưởng đến trọng lượng, sự béo phì và mức chênh lệch về lượng đường (nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tiểu đường thứ phát) trên cơ thể chuột. Họ đã phát hiện rằng, mở đèn lúc ngủ dù chỉ có chút ít ánh sáng cũng là nguyên nhân làm gia tăng cả ba điều trên.

 
Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or