Bật mí những cách dạy con ngoan để mẹ “an nhàn” cả ngày

Phải vật lộn mỗi sáng để “lôi” trẻ ra khỏi nhà đúng giờ, hoặc dùng đủ chiêu trò để “dụ” con vào giường mỗi tối là những vấn đề thường gặp của các mẹ có con từ 3-5 tuổi. Nếu bạn cũng đang lâm vào tình trạng tương tự, đừng bỏ lỡ những cách dạy con ngoan MarryBaby bật mí sau đây nhé!

Một mẹ trong cộng đồng của MarryBaby chia sẻ: “Mình gần như phải vật lộn để cho 2 cô con gái nhỏ của mình, một 4 tuổi và một 8 tuổi, đến trường vào buổi sáng và đi ngủ vào buổi tối. Điều kinh khủng nhất là việc này có thể sẽ kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ.”

Hầu như tất cả các mẹ có con trong độ tuổi mẫu giáo đều từng gặp phải tình huống này. Trẻ đi ngủ trễ buổi tối sẽ có xu hướng dậy muộn vào sáng hôm sau. Bé không muốn rời giường để đến trường. Có vô vàn chiến thuật bé cưng có thể áp dụng để không phải vội đến trường cũng như kéo thêm chút thời gian trước khi lên giường. Tuy nhiên, với cách dạy con ngoan do các chuyên gia bật mí sau đây, những vấn đề trên sẽ không còn làm khó được bạn. Tham khảo nhé!

Bật mí 3 cách dạy con ngoan

Không quá khó để “lôi” con khỏi giường vào mỗi sáng và cho bé đi ngủ sớm đúng giờ buổi tối nếu mẹ biết 3 cách dạy con ngoan sau đây

Tuyệt chiêu “dụ” bé ra khỏi nhà đúng giờ vào mỗi sáng

1. Một lịch trình chi tiết, thú vị

Trẻ em không có khái niệm về thời gian cho đến khi được 8 tuổi. Vì vật, bé sẽ không cảm thấy vội phải ra khỏi nhà. Tuy nhiên, một đứa trẻ 3-4 tuổi đã hiểu được trình tự cũng như có thể tự tạo một lịch trình riêng cho mình dựa trên danh sách những việc cần làm mỗi sáng.

Ngọc Châu (mẹ bé Bun, Gò Vấp) dán kế hoạch buổi sáng cho cậu con trai 4 tuổi của mình trên chiếc gương ở trong phòng tắm. Kế hoạch đó bao gồm các công việc mà cậu bé phải hoàn thành: Vào phòng tắm, đánh răng, mặc quần áo và tắt đèn.

Để bé thích thú và nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ” mỗi sáng của mình, mẹ có thể để bé vẽ hình minh họa hoặc chụp hình mỗi hoạt động con làm.

Con cũng có thể tự kiểm tra các nhiệm vụ của mình trên biểu đồ. Nhắc bé rằng hai mẹ con có thể cùng chơi trò gì đó mà con thích nếu bé hoàn thành công việc buổi sáng của mình đúng giờ nhất định. Một số trẻ có động lực để hoàn thành công việc nhanh hơn khi phải đua với đồng hồ. Bạn có thể sử dụng điện thoại của mình hoặc cân nhắc đầu tư vào một thiết bị đếm ngược nhằm mang đến cho trẻ một cái nhìn trực quan về thời gian.

2. Giải quyết những lý do

Nhiều bé có thói quen bịa ra một căn bệnh nào đó để không phải đến trường. Nếu bé đột ngột bị đau đầu hoặc đau bụng, bé thực sự sẽ lo lắng. Nếu không, bé cưng chỉ đang kiếm cớ để được ở nhà.

Khi gặp phải tình huống này, mẹ nên nhẹ nhàng hỏi con xem có chuyện gì hay có ai đó ở trường không thích con. Bất kể nguyên nhân gì, tốt nhất mẹ nên làm cho buổi sáng càng ít căng thẳng càng tốt. Cân nhắc chuẩn bị sẵn sàng trước khi con thức dậy để bạn có thể tập trung vào nhu cầu của con. Hoặc làm dịu ngày mới của con với một vài phút âu yếm. Bạn cũng có thể dành thêm 15 phút vào buổi sáng để con làm những hoạt động con thích, như đọc sách hoặc chơi xếp hình.


3. Sẵn sàng mọi thứ từ trước

Nếu con gặp rắc rối khi sắp xếp bài tập về nhà, đồ ăn trưa, cài tóc và những đồ dùng học tập khác, thay vì la mắng bé, mẹ nên tự hỏi bản thân liệu mình đã dạy con cách làm những việc này chưa. Nếu chưa, mẹ nên làm cho bé thấy từng việc một và xem con làm lại như thế nào.

Mẹ cũng có thể để con bắt đầu chuẩn bị vào đêm trước. Nhắc con sắp xếp túi cá nhân đầy đủ, để quần áo và phụ kiện cho ngày hôm sau với nhau, đặt giày thể thao và giày khiêu vũ gần cửa chính để con sẽ nhìn thấy khi đi ra ngoài. Lưu ý nên cho con thực hiện mọi việc từ từ không vội vã.

Mẹo nhỏ giúp bé đi ngủ sớm

1. Quy trình trước khi đi ngủ

Để làm dịu cuộc vui của trẻ, nên thiết lập một quy trình ban đêm dễ chịu nhưng vững chắc, không có ngoại lệ cho sự trì hoãn. Bắt đầu bằng cách tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 giờ, bởi ánh sáng phát ra từ tivi và các thiết bị kỹ thuật số sẽ làm giảm sự sản xuất của melatonin, hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ cho cơ thể. Các hoạt động có thể làm cho bé cưng hào hứng hơn và cản trở việc đi ngủ như đánh nhau bằng gối hoặc ăn vặt cũng nên hạn chế.

2. Giải quyết những vấn đề của con

Bạn chúc bé ngủ ngon, nhưng con lại chạy bật ra khỏi phòng hoặc hò reo khi bạn đến. Nghe có vẻ quen đúng không nào? Bé luôn có những lý do để lôi kéo ba mẹ đến, chằng hạn như “Con cần thêm chăn”, “Con muốn uống nước”…

Với những trường hợp này, mẹ nên nói với bé “Nếu con gọi mẹ, mẹ sẽ kiểm tra con một lần, nhưng sau đó mẹ sẽ không thể vào nữa vì con cần ngủ để lớn lên và khỏe mạnh”. Một ý tưởng khác: Cho bé một phiếu “ưu đãi đặc biệt” để sử dụng cho một lần ghé thăm. Sau đó, không kiểm tra nữa.

Tuy nhiên, nếu nỗi sợ là lý do của con, mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ về bé. Sau đó chuyển hướng đầu óc sáng tạo của con một cách tích cực bằng cách gợi nhớ cho con về một kỷ niệm hạnh phúc như ngày sinh nhật gần nhất và sau đó hỏi con muốn sinh nhật tiếp theo được tổ chức như thế nào. Mẹ cũng có thể nói chuyện về nỗi sợ của con vào ban ngày. Chứng minh với con rằng mọi thứ không tồn tại, đó chỉ là những gì con nghĩ trong đầu.

Mẹ cũng có thể ngồi với bé cho đến khi bé thiếp đi, nhưng nên giảm bớt thời gian từ từ. Bạn cũng có thể hứa sẽ đi kiểm tra con đều đặn. Nhìn lén con mà không nói bất cứ điều gì và dần dần giãn thời gian giữa các lần ra. Cuối cùng, con sẽ biết rằng mình thực sự không cần ba mẹ để ý nữa.

 Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or