Bắt bé học tiếng Anh từ sớm: nên hay không?

Các bậc phụ huynh ngày nay muốn trẻ bắt đầu học tiếng Anh từ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, học sớm hay không, ở độ tuổi nào là thích hợp, cũng nên xem xét kỹ mặt tích cực và tiêu cực để có quyết định đúng đắn.

be_bat_dau_hoc_tieng_anh_tu_som_2

Bé học tiếng Anh từ sớm sẽ tăng khả năng giao tiếp và học ngôn ngữ thứ ba, tư dễ dàng

Dạy bé học tiếng Anh từ sớm được lợi gì:

-Bạn có thể cho bé bắt đầu học tiếng Anh từ lúc bé gần 3 tuổi hay 3 tuổi. Vì lúc này, bé phát âm khá chuẩn và khả năng “ bắt chước” rất nhanh. Việc bắt đầu học sớm sẽ giúp trẻ có được sự tiếp cận quý giá đối với tiếng Anh và có cơ hội làm quen với những âm điệu ngôn ngữ. Điều này rất có lợi cho việc học tập sau này. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng trẻ càng sớm được làm quen với một ngôn ngữ thứ hai thì trẻ càng có nhiều cơ hội trở nên thuần thục ngôn ngữ đó.

– Bé cảm thấy thoải mái, tự nhiên  khi tham gia lớp học ngoại ngữ vì nghĩ nó như là một hoạt động vui chơi. Những hoạt động này giúp bé tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội sau khi trưởng thành.

– Các bé có cơ hội học ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi còn bé sẽ dễ dàng học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư.

– Các bé học ngoại ngữ một cách tự nhiên có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ tốt hơn những ai học một cách ý thức, ép buộc.

Những điều cần cân nhắc khi ép trẻ học ngoại ngữ sớm:

– Các bé phát âm chưa hoàn thiện, cho dù bé đã 3 tuổi, các bậc phụ huynh phải rèn cho bé nói thạo tiếng Việt trước khi học ngoại ngữ.

– Các bé còn nhỏ, nên các thầy cô giáo nước ngoài gặp nhiều bất tiện. như các cháu thường xuyên khóc nhè và tranh giành đồ của nhau. Nhiều bé đi học tiếng Anh lúc chưa biết tiếng Việt nên khi học tiếng Anh thì lại đọc chữ cái theo phiên âm tiếng Việt. Cả tiếng Anh tiếng Việt lộn xộn làm các bé rối trí không biết học như thế nào.

– Có những bé khó tiếp thu nếu bắt bé học cả hai thứ tiếng hay học theo kiểu ép buộc.

– Bé sợ hãi khi tiếp xúc với các giáo viên bản xứ cao to.

– Các bậc phụ huynh thường đứng quan sát bé trong lớp học làm bé khó tập trung.

– Quan trọng nhất là phương pháp tiếp cận, bé tự nguyện ham thích học hay do phụ huynh bắt ép. Các nhà xã hội học cho rằng, áp lực tâm lý của phụ huynh đang làm khổ các em. Trẻ 3-5 tuổi còn yếu, bộ não chỉ tiếp thu kiến thức nhất định, như tô màu, nghe kể chuyện… nên nếu bị ép viết, làm toán, hay học ngoại ngữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương tay, hệ thần kinh, hạn chế khả năng giao tiếp làm trẻ phát triển không toàn diện.

Học bất cứ ngoại ngữ nào, không riêng tiếng Anh, cũng cần sự đam mê, yêu thích thì việc học mới hiệu qủa. Các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc, chọn lựa phương pháp học để tạo niềm vui thích tự nhiên cho bé tránh những hậu quả không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Theo Eva

Leave a Reply

Or