Bác sĩ nhi khoa mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa mùa lạnh

Khi trẻ có các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, ngứa… các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý; không nên tự ý mua thuốc điều trị sẽ gây ra những tổn thương nặng nề hơn cho bé.

Mùa đông thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da phát triển. Đặc biệt đối với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ thì rất dễ mắc các bệnh mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa.

Vậy làm thế nào để điều trị cho bé tốt nhất?

Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa điều trị Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện da liễu TW sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc bé tốt nhất để phòng tránh bệnh mẩn ngứa trong những ngày lạnh.

Theo bác sĩ Thanh Thùy, bệnh da mẩn ngứa ở trẻ em rất hay gặp ở mùa lạnh, chủ yếu là bệnh viêm da cơ địa, mề đay do lạnh hoặc do virut. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do dị ứng, di truyền, miễn dịch, nhiễm trùng hoặc do hàng rào da bị tổn thương. Lúc đó da sẽ bị mất nước và các vi khẩn lạ xâm nhập gây viêm. Mùa đông thường độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô nên hiện tượng mất nước qua da nhiều hơn, dễ gây hiện tượng mẩn ngứa trên da mùa đông.

“Khi trẻ bị mẩn ngứa da sẽ rất khô, hơn nữa nếu trẻ gãi nhiều sẽ tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn làm cho bệnh ngày càng lan rộng. Đặc biệt về mùa đông làn da trẻ con mỏng manh, sức đề kháng kém, dễ bị ảnh hưởng của yếu tố môi trường”, bác sĩ Thùy cho biết.

Cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa trong mùa lạnh

Khi thấy con có hiện tượng bị mẩn ngứa có rất nhiều các ông bố, bà mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con, nhưng bệnh thì lâu khỏi và thậm chí nếu điều trị không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương năng nề hơn cho làn da trẻ.

bac si nhi khoa mach me cach cham soc tre bi man ngua mua lanh - 2

Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy thì việc gia đình tự ý mua thuốc điều trị là không nên vì khi tự túc mua thì đa phần là sử dụng những thuốc kháng viêm hay corticoid rất nhiều, đặc biệt là các loại corticoid rất mạnh gây tổn thương đến vùng da bị tổn thương.

Nếu sử dụng không đúng chỉ định của bác sĩ nó sẽ xảy ra những trường hợp lạ, nên người nhà phải liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý bởi vì cơ thể trẻ con không như cơ thể người lớn, sẽ có những thay đổi nhiều khi không lường trước được. Thậm chí nếu tự ý mua thuốc corticoid dùng không đúng cách sẽ gây ra những hiện tượng như teo da, giãn mạch, rậm lông hoặc bệnh trứng cá, nặng hơn nữa là một số trường hợp có thể gây suy thượng thận hoặc có những rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch”, bác sĩ Thùy chia sẻ.

Bác sĩ cũng cho biết một số trường hợp tổn thương ướt thì có sử dụng các dung dịch màu, nhưng dùng ít theo đúng chỉ định của bác sĩ chứ không nên dùng nhiều hoặc dùng diện rộng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc.

Ngay cả khi gia đình chăm sóc da tại chỗ thì nhiều gia đình hay tắm các loại lá như lá trầu không, lá trà xanh hoặc chanh sẽ gây khô da, lúc đó trẻ gãi nhiều thì lại tăng xâm nhập các vi khuẩn trên da, càng gây những bùng phát của viêm da cơ địa, bệnh sẽ càng nặng hơn. Nhiều trường hợp khi tự ý đắp các loại lá vào gây chảy nước hoặc nhiễm trùng rất nặng”, bác sĩ Thùy cho biết thêm.

bac si nhi khoa mach me cach cham soc tre bi man ngua mua lanh - 3

Nhiều gia đình hay tắm các loại lá như lá trầu không, lá trà xanh hoặc chanh cho trẻ sẽ gây khô da. (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách để tránh bị mẩn ngứa mùa lạnh

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy khuyến cáo: Khi trẻ bị mẩn ngứa thì rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết cho nên trong quá trình điều trị thì cần phải lưu ý các vấn đề như:

– Trước tiên phải tuyệt đối tin tưởng vào việc điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các thuốc tắm hay các loại lá mà không được phép.

– Thứ hai là người nhà bệnh nhân cần hiểu được sự tiến triển mãn tính của từng đợt, đặc biệt là phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh tự tiện sử dụng những thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ rất nhiều.

– Khi trẻ bị ngứa thì chỉ nên xoa vùng da chứ không nên gãi, bởi vì càng ngứa càng gãi thì lại càng tổn thương, càng gây ra dị ứng, vùng ngứa sẽ lan rộng; như vậy sẽ tạo nên vòng tròn luẩn quẩn càng ngàycàng nặng lên.

Chăm sóc trẻ mùa lạnh đúng cách để phòng mẩn ngứa thì các mẹ phải giữ sạch sẽ cho trẻ. Trời lạnh nhiều người ngại tắm cho con vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh, đó là quan điểm rất là sai lầm. Trẻ con vẫn phải nên được tắm, nhiệt độ nước tắm chỉ khoảng 32-34 độ thôi. Đặc biệt không được chà xát quá mạnh sẽ gây thương vùng da bị mẩn ngứa, tránh nhiệt độ cao quá lâu mất cân bằng độ ẩm làm cho tổn thương nhiều hơn”, bác sĩ Thùy chia sẻ.

Bác sĩ cũng khuyên các mẹ nên tắm loại sữa tắm dưỡng ẩm, vệ sinh môi trường sống, không nên nuôi chó mèo bởi những lông là những dị nguyên có thể gây ra những dị ứng và làm cho bệnh nặng hơn. Nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu cotton rộng, thoáng, hạn chế mặc quần áo sợi bông, sợi len sẽ kích ứng cho da. Phụ huynh cũng nên cắt móng tay thường xuyên cho trẻ.

bac si nhi khoa mach me cach cham soc tre bi man ngua mua lanh - 4

Nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu cotton rộng, thoáng, hạn chế mặc quần áo sợi bông, sợi len sẽ kích ứng cho da. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cũng phải sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, đều đặn để cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế ngứa da, nên bôi lúc tắm xong thì kem dưỡng ẩm sẽ thẩm thấu sâu hơn. Đặc biệt là không nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng viêm thì nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều.

Về chế độ dinh dưỡng thì cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, để tốt cho việc điều trị nên đa dạng thức ăn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng khi đang tổn thương nặng như hải sản. Nên rèn cho trẻ có thói quen uống nước thường xuyên. Khi có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa hoặc dị ứng thì nên đi khám bệnh để được tư vấn kịp thời chứ không nên tự ý dùng thuốc.

Theo Thanh Loan (Khám phá)

Leave a Reply

Or