Bác sĩ đầu ngành khuyên mẹ tuyệt đối không được làm 5 điều sau khi con bị sốt kẻo nguy hiểm tính mạng

Lần đầu làm mẹ ai cũng có nhiều lo lắm, nhất là khi con bệnh. Em cũng từng trải qua gia đoạn khủng hoảng ấy và nhớ mãi vì một lần phạm phải sai lầm mà con em suýt mất mạng.

Lúc đó con em hơn 12 tháng tuổi, con có biểu hiện sốt nhẹ nhưng em vẫn lo lắng, chạy đôn chạy đáo mua thuốc hạ sốt cho con, làm đủ kiểu miễn sao cơ thể con mát mẻ là đươc. Thật sự em đâu biết rằng, cách làm của em là sai và đôi khi còn rất nguy hiểm cho con.

Nhiều khi nghĩ lại em thấy cũng sao lúc đó mình lại làm vậy, nhưng có lẽ do áp lực từ nhiều phía, con thì bệnh nhìn thấy tội, mẹ chồng thì bắt cho con uống cây này lá nọ. Cho nên làm người lần đầu làm mẹ như em vô cùng khổ sở chứ đâu dễ như chuyện uống nước ăn cơm.

Thế mới xảy ra tình trạng khi thấy con sốt cao co giật thay vì bình tĩnh xử trí hoảng quá chạy ra tiệm thuốc tây mua thuốc về cho con uống, rồi dán thêm miếng hạ sốt hay chườm lạnh… miễn sao cho con nhanh hết sốt là được. Nhưng em đâu biết rằng có những bệnh nguy hiểm biểu hiện ban đầu là sốt, nên khi uống thuốc không đúng vô tình làm nguy hiểm đến tính mạng con trẻ.

Nhưng lần đó, cũng vì mua thuốc ngoài tiệm về cho con uống mà bệnh con mới nặng hơn. Khi đưa đến bệnh viện thì con không chỉ sốt thông thường mà còn bị viêm phổi nữa, nhưng do em không biết đã điều trị sai cách làm con phải nằm viện điều trị dài ngày.

ha-sot-dung-cach-cho-con-moi
Ảnh minh họa.

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc do cơ thế có những biến đổi về chuyển hóa,…

Bác sĩ cũng nói thêm rằng có 2 dạng thuốc hạ sốt chỉ nên dùng cho trẻ, đó là paracetamol, đây là loại thuốc được cả châu Á tin dùng, còn châu Âu thì không vì châu Á có nhiều dịch sốt xuất huyết trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng vội cho con uống ngay mà xem con đang sốt như thế nào rồi mới quyết định thuốc sao cho phù hợp.

Bác sĩ hướng dẫn rằng, khi con bị sốt, trước hết các mẹ hãy dùng cập nhiệt độ đo thân nhiệt cho con, nếu con sốt trên 38,5 độ mới cho uống thuốc hạ sốt, còn dưới mức này nên lau mát cho con. Lau phần bẹn, 2 bên nách trước, sau đó mới lau các phần còn lại. Các mẹ nên lau bằng nước ấm chứ đừng lau nước lạnh nha. Đối với trẻ 10 tuổi trở lên các mẹ có thể xói nước ấm khắp cơ thể cho con sau đó lau khô và mặc quần áo thông thoáng trở lại nha.

Khi trẻ lên cơn sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên chúng ta nên hết sức bình tĩnh và có những biện pháp xử lý đúng đắn.

Khi trẻ lên cơn co giật, thường thì bé có hiện tượng sùi bọt mép. Nêu trước hết chúng ta nên chèn ngay một vật dụng nào đó vào giữa hai bên răng mục đích để con nhỏ không cắn lưỡi.

Tuy nhiên, kinh nghiệm sau nhiều năm cấp cứu, bản thân ông Dũng khuyên người dân lúc đó không cố. Mà hay bình tĩnh để qua cơn đó, cằm của bé sẽ mềm ra thì lúc đó dùng một miếng vải hay chiếc khăn tay chèn vào phòng cơn sau.

Không chỉ vậy, nhiều bà mẹ chưa nhiều kinh nghiệm thường xuyên mắc phải những sai lầm cơ bản sau đây nên làm tình trạng bệnh thêm xấu đi:

Một là dán miếng hạ sốt

Nhiều gia đình thường xem miếng dán hạ sốt là một trong những “vị cứu tinh” khi con bị bệnh. Đa số các miếng dán hạ sốt đều có cảm giác mát lạnh, chứa thành phần hydrogel. Một số loại có tinh dầu vì thế khi đắp lên trán bé, bé thường có cảm giác khó chịu.

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ không có hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ hết sức cẩn trọng vì da trẻ mỏng và nhạy cảm. Nếu trẻ bị dị ứng thì việc chữa hạ sốt không có tác dụng mà chữa dị ứng da cho bé còn phải trả giá cao hơn gấp nhiều lần.

Thế nên, khi con bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt là được.

Hai là chườm lạnh

Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.

Khi trẻ sốt bố mẹ thường không hiểu rõ căn nguyên từ đâu, nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không dùng đá chườm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp.

Ba là đóng kín cửa

Khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên. Trong khi đó, hầu hết chúng ta lại làm ngược lại, khiến bệnh càng nặng thêm.

Bốn là uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ

Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám.

Ở một đứa trẻ, thân nhiệt ở miệng thường từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Năm là ăn kiêng

Các bác sĩ khuyến cáo chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Đặc biệt, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

Sau lần con bị sốt do viêm phổi mà em chườm lạnh làm bệnh con thêm nặng hơn phải nằm viện điều trị dài ngày, em rút ra một bài học trong việc chăm sóc con. Không phải cái gì nhanh cũng tốt, không phải cứ bệnh và uống thuốc ngay là tốt đây các mẹ. Cho nên các chị phải như em ghi nhớ và tránh 5 điều sau khi con không may bị sốt nếu không sẽ rất nguy hiểm đấy.

 Theo WTT

Leave a Reply

Or