Bác sĩ chỉ cách xử lý đúng những triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng cho bé

Cha mẹ cần lưu ý một số biểu hiện trước và sau khi đưa bé đi tiêm chủng để bảo vệ an toàn sức khỏe cho con.

Tiêm phòng vắc xin là việc can thiệp y tế ít nhất mà hiệu quả cao nhất hiện nay, góp phần phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm, ngăn chặn nhiều đại dịch. Tiêm phòng vắc xin giúp thành lập, củng cố và nâng cao kháng thể cho bé, phòng được bệnh cho mọi đối tượng.

6 tháng đầu hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên tiêm phòng vắc xin để tạo nên miễn dịch cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Chính bởi vậy, trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin của Bộ Y tế quy định. Ưu tiên nhất trong giai đoạn này là mũi lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, phòng rota virus.

 bac si chi cach xu ly dung nhung trieu chung thuong gap sau tiem chung cho be - 1

Bác sĩ Hoàng Ánh Quyết, Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hà Nội

Dưới đây, bác sĩ Hoàng Ánh Quyết sẽ có những tư vấn cho các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Trước khi đưa con đi tiêm chủng

– Đối với mẹ, trước khi đưa con đi tiêm phòng cần phải xem sức khỏe của con lúc hiện tại có đặc biệt không, thông thường chú ý các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, dị ứng với môi trường…

– Nếu trẻ ho, sốt đang được điều trị ở các cơ sở y tế cần hoãn tiêm đến khi điều trị bệnh xong. Trẻ chỉ được kê tiêm vắc xin khi sức khỏe bình thường.

Sau khi con tiêm chủng

Tiêm chủng mục đích quan trọng nhất là phòng bệnh. Có thể có những phản ứng sau tiêm nhưng tuyệt đại đa số là những phản ứng bình thường, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con có những phản ứng như sốt nhẹ trong 24h, đau sưng tại chỗ tiêm.

Đó là phản ứng bình thường sau tiêm phòng và không ảnh hưởng xấu đến bé như ăn uống, vui chơi, sinh hoạt, tắm rửa. Sau khi tiêm phòng vắc xin cho bé việc sinh hoạt đều diễn ra bình thường.

Chính bởi vậy, những phản ứng như sốt nhẹ trong 24h hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong bé phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm 30 phút. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải theo dõi bé trong vòng 24h-48h sau tiêm.

Ngoài ra, nếu con khóc thét, quấy khóc dai dẳng, sốt cao hay dị ứng mề đay (Nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với kháng nguyên đưa vào – PV) phải đưa bé đi khám sớm nhất có thể.

 bac si chi cach xu ly dung nhung trieu chung thuong gap sau tiem chung cho be - 2

Bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con có những phản ứng như sốt nhẹ trong 24h, đau sưng tại chỗ tiêm. (Ảnh minh họa)

Cách xử lý với những phản ứng sau tiêm của con

Như đã nói ở trên, tiêm chủng vắc xin quan trọng nhất là để bé miễn dịch sau tiêm bởi vậy những biểu hiện sốt, sưng không phải xử lý gì. Bố mẹ chỉ cần cho con tăng cường nước, uống sữa, theo dõi nhiệt độ và tình hình chung của con.

Tuy nhiên, những trường hợp vắc xin được nhà sản xuất khuyến cáo đau nhiều, sưng nhiều tại chỗ tiêm hoặc sốt, bố mẹ cần phải chườm mát cho con. Nếu trẻ đau sưng nhiều, bố mẹ có thể chườm mát bằng cách lấy chai nước bọc vào khăn chườm cho con.

– Nghiêm cấm không được chườm lạnh hoặc can thiệp vào chỗ tiêm như bôi, xoa thuốc bởi khi tiêm phòng vắc xin sẽ kích thích miễn dịch nguyên thủy (tức là tại chỗ tiêm bạch cầu và các tế bào bị giãn mạch ra để miễn dịch) và miễn dịch thích nghi (tức là sau khi đưa kháng nguyên vào cơ thể, bạch cầu sẽ bắt giữ kháng nguyên thành lập kháng thể giúp bé phòng được bệnh).

– Không dùng bông sát khuẩn sẽ tiêu diệt mất kháng nguyên, ngăn cản miễn dịch.

 bac si chi cach xu ly dung nhung trieu chung thuong gap sau tiem chung cho be - 3

Những biểu hiện sốt nhẹ, sưng tại chỗ tiêm không phải xử lý gì.  (Ảnh minh họa)

Sau tiêm, trẻ có thể có những phản ứng bất thường như sốt cao kéo dài, quấy khóc, bỏ bú hay những phản ứng chậm như mề đay, dị ứng, hoặc sốc phản vệ (cực kỳ hiếm).

Đối với trẻ sốt 38,5 độ C, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt còn trẻ sốt cao trong thời gian kéo dài, bố mẹ phải đưa bé đến các cơ cở y tế.

– Về xử trí với trường hợp trẻ sốt trên 40 độ C, trước mắt các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh cặp nhiệt độ cho bé và dùng các phương pháp vật lý để hạ nhiệt như nới lỏng quần áo ở những vị trí như nách, bẹn. Lấy khăn nhúng nước ấm lau vào nách và bẹn cho bé.

– Tiếp theo cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc đặt thuốc vào hậu môn bé. Khi được hạ sốt bố mẹ cần tiếp tục theo dõi 4-5 tiếng một lần. Tuy nhiên, nếu sốt cao kéo dài thì bố mẹ nên đưa đi đến bệnh viện.

Những trường hợp bé bị sốt, co giật cũng cần phải hạ sốt cho bé bằng phương pháp vật lý trước rồi mới đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

 Theo eva

Leave a Reply

Or