Bác sĩ bệnh viện tai mũi họng chia sẻ những mối nguy hiểm khi lấy ráy tai mà chưa chắc ai cũng biết

Chúng ta thường có thói quen tự lấy ráy tai tại nhà, mọi người cứ nghĩ là sẽ làm sạch được ống tai nhưng đằng sau việc làm tưởng chừng như vô hại đó là những mối nguy hiểm mà không phải ai cũng biết.

Bác sĩ Vũ Hải Bằng – chuyên khoa 2 – tưởng khoa khám bệnh viện Tai Mũi Họng – HCM cho biết, việc lấy ráy tai ở nhà hoặc ở tiệm là không tốt. Đặc biệt bố mẹ có thói quen lấy ráy tai cho con sau khi tắm bằng tăm bông. Đó là một việc làm sai lầm, bởi vì nó không phải đơn giản là vệ sinh ống tai mà còn phải được bác sĩ chuyên môn về Tai Mũi Hong chỉ định.

Những nguy cơ khi tự lấy ráy tai

– Da ống tai bị tổn thương gây nấm mốc, vi trùng , vi khuẩn xâm nhập vào vết thương dẫn đến viêm ống tai ngoài thậm chí là viêm tai giữa.

– Vô tình làm rách da ống tai và hơn nữa là thủng màng nhĩ.

Ngoài ra da ống tai ngoài tiết ra ráy tai và ráy tai có chức năng như một hàng rào bảo vệ da ống tai tiếp đó là mô liên kết.

Lưu ý: Chỉ được lấy ráy tai khi ráy tai trở thành một nút đặc che kín hết ống tai.

Những trường hợp mà bệnh viện Tai Mũi Họng – HCM tiếp nhận đa số là trẻ nhỏ được cha mẹ hoặc ông bà lấy ráy tai tại nhà. Khi mà lấy ráy tai cha mẹ đã vô tình chạm vào các thần kinh cảm giác thì các bé đã phản xạ bằng cách quay đầu vì đau dẫn đến làm tổn thương da ống tai, chảy máu, thậm chí thủng màng nhĩ.

Đối với người lớn thường lấy ráy tai ở tiệm làm tóc thường là sẽ bị nấm tai ( Viêm ống tai ngoài do nấm, viêm tai giữa do nấm).

Việc điều trị viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa,… khá là lâu. Vậy nên đừng tự ý lấy ráy tai khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu có biểu hiện đau nhức hoặc trong khi lấy ráy tai bị chảy máu thì phải đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị.

Leave a Reply

Or