Bà bầu e ngại sữa đậu nành?

Minh Anh chuẩn bị cắm ống hút vào hộp sữa đậu nành thì bà chị dâu gạt đi: ‘Em uống sữa tươi đi, đừng uống đậu nành, nhỡ có bầu bé trai thì ảnh hưởng đấy’.

Bán tín bán nghi, Minh Anh không dám uống đậu nành nữa, dù trước khi có bầu đây là đồ uống ưa thích của cô. “Cô bạn thân của mình được khuyên không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa có chất gì đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé trai. Thế nhưng ăn đậu phụ lại không sao nhưng cũng không được ăn nhiều. Mình lo lo nên thôi cứ tạm kiêng đã” – Minh Anh chia sẻ.Còn Thư (30 tuổi, Hà Nội) cũng lăn tăn về việc uống sữa đậu nành. Thư mới có bầu, nghén khủng khiếp. “Suốt ngày ôm lấy toilet vì cho được thứ gì vào miệng là phun ngay ra thứ ấy. Sữa bầu không uống được nhưng mình lại chẳng dám uống sữa đậu nành vì sợ ảnh hưởng đến con, nếu mang bầu bé trai” – Thư bộc bạch.

Vì không uống được cả sữa tươi nên Thư vẫn băn khoăn chọn mua sữa. Cô sợ không uống sữa thì bào thai không đủ chất dinh dưỡng.

Nhìn nhận về chuyện bà bầu nên hay không nên uống sữa đậu nành, các chuyên gia Mỹ nhận định: Sữa đậu nành là đồ uống có lợi cho phụ nữ mang thai vì chứa hàm lượng cao protein, cũng như axit folic rất cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giàu vitamin B2, niacin, piridoksin và vitamin nhóm B khác….Điều nhiều người mẹ băn khoăn là trong sữa đậu nành có chứa estrogen (giống estrogen nội tiết tố ở phụ nữ) nên có ảnh hưởng không tốt đến nam giới. Vấn đề này chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Hơn nữa, estrogen trong sữa đậu nành khá thấp nên không thể ảnh hưởng đến sinh sản ở bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh cho bé trai như nhiều người nghĩ.

Các chuyên gia cho biết, sữa đậu nành không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi có bầu. Tuy nhiên khi uống sữa đầu nành cần chú ý:

– Không trộn sữa đậu nành với trứng gà vì chất anbumin (trong lòng trắng trứng) kết hợp với chất tripxin (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể và làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

– Không pha sữa đậu nành với đường đỏ bởi axít hữu cơ (trong đường đỏ) kết hợp với protein (trong sữa đậu) sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.

– Nếu tự làm sữa đậu nành, phải nấu kỹ vì trong sữa đậu có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn sẽ rất dễ gây ra đau bụng, buồn nôn.

– Không được đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất.

– Không nên uống sữa đậu nành quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy…

theo: chamsocbe

Leave a Reply

Or