Bà bầu có được uống trà sữa, trà xanh và trà thảo mộc không?

Trà sữa là một thức uống ngon miệng được đông đảo chị em yêu thích, trong đó có cả hội những mẹ bầu bí. Tuy nhiên, việc ăn uống đối với bà bầu là vô cùng quan trọng và không phải món nào cũng có thể “cho vào bụng” được. Để biết bà bầu có được uống trà sữa không thì chị em cùng xem qua bài viết của Conlatatca sau đây nhé!

Câu hỏi bà bầu có được uống trà sữa sở dĩ được nhiều chị em quan tâm bởi có nhiều ý kiến cho rằng loại thức uống này có thành phần chính là trà – thành phần được cho là không tốt đối phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thức uống có trà đều có tác hại như mẹ tưởng.

Uống trà khi mang thai có hại như mẹ nghĩ?

Câu trả lời là có nhưng chỉ đối với trường hợp bà bầu “nghiện” uống trà hoặc uống trà không đúng cách thì mới không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thực chất, trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho như:

  • Chất Phenol có trong lá trà xanh ngoài tác dụng làm chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt còn góp phần làm chậm quá trình lão hóa.
  • Trong trà còn có lượng Vitamin khá cao, giúp bà bầu có sức đề kháng và hệ miễn dịch đường ruột trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Chất Fluoride có tác dụng bảo vệ răng, làm sạch răng và lợi tiểu, giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn và ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.
bà bầu có được uống trà sữa

Tương tự với trà xanh, bà bầu có được uống trà sữa là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Để trà xanh không phát huy những tác dụng phụ, bà bầu chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 tách trà được pha từ 3 – 5g lá chè tươi sẽ giúp cơ thể nhận được những dưỡng chất tốt nhất mà không lo ảnh hưởng đến hệ thần kinh thai nhi.

Vậy bà bầu có được uống trà sữa không?

Mặc dù trà xanh là rất tốt nhưng trà sữa lại không hoàn toàn được làm từ trà xanh nên tác dụng cũng sẽ không giống nhau. Theo các chuyên gia, trà sữa là sự kết hợp giữa vị trà đậm và các loại sữa, kem béo. Chính vì thế nên tỉ lệ tê-in và polyphenols ở trà sữa hầu như rất ít và cơ bản không đem đến lợi ích cho bà bầu mà các tác hại kể đến khi bà bầu uống trà sữa là:

Gây béo phì

Đây là “hậu quả” lớn nhất khi bà bầu uống trà sữa nhiều trong thai kỳ. Thành phần chủ yếu của trà sữa gồm trà, sữa béo, bột béo, chất phụ gia, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Đây đều là những thành phần làm bà bầu tăng cân chóng mặt nhưng lại không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho thai nhi.

Gây thiếu sắt

Bà bầu có được uống trà sữa hay không còn tùy vào sức khỏe của mẹ bầu, nếu bà bầu bị thiếu máuthì trà sữa tuyệt đối không được có trong thực đơn thai kỳ. Các thành phần axit béo trong thức uống này sẽ ức chế hoạt động của axit ở dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Khi uống thường xuyên thì sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao, suy giảm thể chất…

dinh dưỡng cho bà bầu có được uống trà sữa

Tùy vào cơ địa từng người sẽ có câu trả lời cho việc bà bầu có được uống trà sữa không

Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Song song với nguy cơ thừa cân trong thai kỳ, bà bầu có khả năng bị tiểu đường nếu duy trì thói quen uống trà sữa.  Không những có nhiều chất béo, trong 50ml trà sữa có đến 490 calo. Điều này sẽ làm mẹ bầu tích trữ rất nhiều đường trong cơ thể và có thể dẫn tới sinh non, cao huyết áp, sảy thai, tiền sản giật,… Thai nhi có nguy cơ dị tật thai, thai quá to và thiếu canxi dẫn đến khả năng chào đời bị trật, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay cao.

Một số loại trà thảo mộc bà bầu có thể dùng được

Thay vì lo lắng không biết bà bầu có được uống trà sữa không, mẹ có thể duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn với các loại trà thảo mộc sau:

Trà bạc hà: Giúp bà bầu kiểm soát triệu chứng ốm nghén, loại trà này còn rất thích hợp đối với các mẹ có chứng ợ nóng, đầy hơi.

Trà tinh dầu chanh: Tác dụng giúp kích thích hoạt động hệ thần kinh, mẹ bầu sẽ được thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả khi uống vào sáng sớm.

bà bầu có được uống trà sữa, trà thảo mộc không

Thay vì lo lắng bà bầu có được uống trà sữa không, mẹ bầu có thể chọn trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Trà gừng: Tác dụng chữa buồn nôn vào sáng sớm rất đáng kể, tuy nhiên bà bầu không nên uống trà gừng mỗi ngày vì chất gingerol tích tụ quá nhiều sẽ không tốt cho thai phụ.

Trà hoa cúc: Trong trà hoa cúc có rất nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù mà vị cũng rất thơm ngon dễ uống.

Trà bồ công anh: Với lượng vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.

Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or