99% mẹ dùng phấn rôm cho em bé nhưng chưa biết cách để không gây hại này

Nhiều bố mẹ vẫn ưa chuộng sử dụng phấn rôm hàng ngày nhằm mục đích chống hăm tã hoặc rôm sảy cho con yêu. Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng nếu lạm dụng loại phấn này có thể gây hại đến trẻ. Vậy liệu phấn rôm có thật sự mang lại những ảnh hưởng xấu?

Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt.

Rủi ro thường gặp nhất xung quanh việc sử dụng sản phẩm này là những bụi phấn có thể xâm nhập vào đường sinh sản của phụ nữ. Đã có một số báo cáo về việc tìm thấy hạt phấn xuất hiện trong khối u buồng trứng ở chị em sử dụng phấn rôm hàng ngày lên bộ phận sinh dục của mình.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát biểu rằng mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào giữa nguy cơ ung thư buồng trứng và việc dùng phấn nhưng vẫn có những liên kết rõ ràng về tình trạng viêm nhiễm của ung thư khi sử dụng quá nhiều sản phẩm kể trên.

Vì thế, các bác sĩ khuyên bố mẹ nên cân nhắc cũng như cẩn thận khi sử dụng phấn rôm cho bé gái vì bột phấn có thể đi qua âm đạo, đặc biệt là bạn sử dụng sản phẩm này cho bé nhiều lần trong ngày.

942d7dee24afcdf194be

Làm thế nào để sử dụng phấn rôm em bé?

Bột talc hoặc bột bắp trong phấn rôm có thể gây hại cho trẻ sơ sinh vì con có thể hít các hạt nhỏ trong bột và dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của phổi. Để ngăn ngừa tình trạng này, trước tiên bạn hãy đổ bột phấn lên tay, để cách xa trẻ một chút, sau đó vỗ nhẹ lên tã, thay vì dùng trực tiếp lên da con. Cách này để giảm bớt bụi mà bé có thể hít vào.

Đôi khi không cần dùng phấn rôm cho trẻ

Nhiều người nghĩ rằng việc dùng phấn rôm em bé là điều cần thiết nhưng thật ra lại không phải vậy. Con yêu không cần phải phụ thuộc vào phấn để giữ cho tã và dùng da dưới mông được thông thoáng. Bên cạnh đó, có khá nhiều loại thuốc mỡ cũng như kem để trị chứng hăm tã với thành phần lành tính để thay thế cho phấn rôm. Vì vậy, tùy vào tình trạng da của con mà bạn nên cân nhắc việc sử dụng phấn hay không.

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng rôm sảy và kích ứng da của bé bằng cách thay tã thường xuyên. Nếu biết con vừa đi tiêu tiểu, bạn có thể cho bé bỏ tã một thời gian ngắn để làn da ở vùng mặc tã được thông thoáng.

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh sử dụng phấn rôm

Các sản phẩm bôi ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ phải được sản xuất bởi các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.

Việc sử dụng phấn rôm không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại cho mắt và chức năng hô hấp của trẻ. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây ung thư. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.

Không nên mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.

Theo Soha

Leave a Reply

Or