9 vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ

Đối với nhiều bà mẹ, mỗi lần cho con ăn là một lần thử thách về tính kiên nhẫn và sức chịu đựng. Để cảm thấy dễ chịu hơn với việc cho bé ăn, mẹ có thể tham khảo bí quyết sau.

Ảnh minh họa: Internet

1. Bé bị đau bụng

Các triệu chứng của việc đau bụng bao gồm khuôn mặt đỏ bừng, tay nắm chặt và bé khóc rất nhiều. Nguyên nhân của những cơn đau bụng thường khó xác định nhưng vấn đề đau bụng lại rất phổ biến với trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Nếu bạn muốn biết rõ hơn tốt nhất là nên đưa con tới bác sĩ khám.

2. Khóc trước khi cho ăn

Bé khóc trước khi ăn thường chỉ để nhắc bạn rằng bé đang đói. Nhiều bà mẹ còn phân biệt được sự khác nhau của giữa tiếng bé khóc đòi ăn và tiếng khóc khi bé gặp phải các vấn đề khác. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu hiện tại bạn thấy chúng chẳng có gì khác nhau, bạn sẽ sớm phân biệt được nhanh thôi.

3. Khóc sau khi ăn

Nếu bé khóc sau khi ăn, cũng không hẳn là có điều gì đó trục trặc. Bế bé lên và dỗ bé đúng cách. Bạn cũng có thể nhanh chóng dừng những tiếng nức nở bằng cách cho bé ăn thêm hoặc bú thêm nếu bé vẫn còn đói. Lưu ý rằng những trẻ bú sữa mẹ thường ít cần dỗ dành hơn những trẻ bú sữa ngoài. Nếu trẻ vẫn không khó chịu và tiếp tục khóc hãy nhờ tới sự tư vấn các chuyên gia sức khỏe.

4. Tăng cân chậm

Hầu hết trẻ sơ sinh bị hụt một chút trọng lượng sau khi sinh nhưng các bé sẽ sớm tăng cân và đạt được mức bình thường nếu được cho ăn đúng cách. Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ vì thế chúng ta nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cho bé ăn. Mỗi bữa cách nhau từ 1 đến 5 tiếng là hoàn toàn bình thường. Nhưng nhu cầu ăn của mỗi bé mỗi khác vì thế bố mẹ nên lắng nghe nhu cầu từ bé để để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Các bậc cha mẹ cũng không cần phải “chạy theo” mức cân nặng tiêu chuẩn nào để đánh giá con

5. Nôn trớ

Nôn hay trớ một chút sau khi ăn là chuyện xảy ra rất tự nhiên ở các bé, nhưng nếu việc này xảy ra thường xuyên hơn khoảng 4 lần 1 ngày thì điều đó lại là dấu hiệu nghiêm trọng, Có thể có một nguyên nhân nào đó khiến con bạn bị trào ngược và để an toàn hãy đưa bé tới kiểm tra bác sĩ.

6. Ói mửa

Con bạn gần như trả lại toàn bộ lượng thức ăn đã được cung cấp trước đó. Hiện tượng này khác với trớ vì lượng thức ăn hay sữa bị trào ngược lớn hơn, xảy ra mạnh mẽ hơn và lâu hơn trớ. Chúng thương có mùi khó chịu. Nếu việc này xảy ra trong thời gian dài bạn nên liên hệ với bác sĩ. Đặc biệt trong thức ăn nôn ra có máu là dấu hiệu bé bị tiêu chảy.

7. Tiêu chảy

Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, đi phân lỏng và trở lại bình thường ngay sau đó là hoàn toàn bình thường và không được gọi là tiêu chảy. Tiêu chảy do vi khuẩn trong thức ăn gây ra và thói quen cho ăn sai lầm của các mẹ. Cần theo dõi chặt chẽ và tìm lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe để bé phục hồi một cách nhanh nhất.

8. Vấn đề sức khỏe

Nếu con bạn đang bị cảm lạnh hay thấy không khỏe bé sẽ chẳng thiết tha gì với các món ăn nữa. Ví dụ, nếu con bạn bị ngạt mũi và bé gặp khó khăn trong khi thở, bé sẽ không muốn ăn gì cả trong hoàn cảnh ấy. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi các chuyên gia phương pháp giúp giám bớt phần nào sự khó chịu và chán ăn của bé.

9. Dị ứng và không hấp thụ được thức ăn

Dị ứng hoặc không hấp thụ được thức ăn là một trong những nguyên nhân khiến bé bị sút cân hoặc gặp khó khăn trong ăn uống. Nếu bạn cảm thấy có bé có các triệu chứng không bình thường sau khi ăn hãy đứa trẻ tới ngay các bác sĩ đáng tin cậy.

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or