8 mẹo nhỏ giúp con không bị bệnh cúm, mẹ nào cũng cần biết

Cúm là bệnh dễ mắc trong thời tiết chuyển mùa. Khi nhiễm, cúm có thể khiến bạn nghỉ việc vì tình trạng con nhỏ sốt cao tại nhà. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bé yêu của bạn tránh được nhiễm cúm.

nnnnnnnnnn_1
Ảnh: Internet

1. Rửa tay

Rửa tay là một việc làm rất đơn giản nhưng có ý nghĩa phòng cúm tốt. Rửa tay sẽ làm trôi vi rút cúm và không cho chúng cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong đường hô hấp.

Rửa tay khi nào? Hãy hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi học về. Rửa tay phải rửa bằng xà phòng và nên rửa tay dưới vòi nước chảy.

2. Mang khẩu trang

Khẩu trang chỉ có cấu tạo là một lớp vải mỏng nhưng lại rất ý nghĩa phòng chống cúm. Bởi vi rút cúm không tự nhiên sinh ra. Chúng bay lơ lửng trong không khí khoảng 15 phút từ em bé bị bệnh và chờ cơ hội xâm nhập vào bé yêu. Nếu bé yêu của bạn được trang bị khẩu trang khi đi ra ngoài đường thì tấm khẩu trang nhỏ này sẽ ngăn chặn vi rút lại, không cho chúng xâm nhập vào đường hô hấp. Vi rút không xâm nhập được bé yêu sẽ không bị nhiễm cúm.

Cho bé đeo khẩu trang nào? Bạn có thể cho bé đeo khẩu trang vải dành cho trẻ em vì kích thước của chúng nhỏ. Bạn cũng có thể cho bé con đeo khẩu trang y tế với lớp vải đặc dụng.

3. Không mút tay hoặc dụi mắt

Mút tay, dụi mắt, ngoáy mũi là những hành động không vệ sinh. Một mặt chúng không giải quyết được mầm bệnh nếu chúng có xâm nhập. Mặt khác chúng làm nhiễm thêm vi rút cúm từ bên ngoài môi trường lây lan vào tay và đưa vào mắt, mũi, miệng.

Thay vào đó, hãy hướng dẫn bé vệ sinh mắt khi có vấn đề bằng cách nhỏ nước muối sinh lý nhỏ mắt. Xịt rửa mũi khi mũi cảm thấy ngứa ngáy và hắt hơi. Bạn có thể dùng lọ nước muối đơn thuần ngoài hiệu thuốc để xịt rửa mũi. Không cần thiết phải sử dụng các chế phẩm đắt đỏ thuộc thương hiệu ngoại nhập vì công dụng gần tương đương nhau.

4. Cách ly với em bé bị ốm

Khi có một em bé khác bị ốm, bạn cần cách ly em bé nhà bạn khỏi em bé bị ốm. Cách ly nghĩa là giữ bé yêu ở một khoảng cách xa đủ cần thiết. Khoảng cách tối thiểu an toàn là 15-20 mét. Với khoảng cách này vi rút cúm khó xâm nhập. Cách ly nghĩa là không chơi cùng, không ôm hôn gần gũi em bé bị ốm.

Nếu lớp học của em bé có một bé bị ốm, bạn cần đề nghị với cô giáo cho em bé ốm nghỉ học hoặc đeo khẩu trang 8/8 giờ học để tránh lây lan vi rút cúm cho em bé khác.

5. Tránh gió lùa phòng ngủ

Một số bà mẹ nuôi con theo quan niệm cổ xưa rằng cần phải cho bé hít thở nhiều khí oxy. Vì thế, phòng ngủ của em bé được mẹ cố tình mở cửa toang hoang cho oxy đi vào. Song thực tế điều này sai lầm. Nếu mẹ mở cửa sổ hoặc cửa chính quá rộng, gió lạnh sẽ lùa vào cơ thể bé, mà trước hết là niêm mạc mũi họng.

Sau khi bị tác động bởi gió lạnh, niêm mạc sẽ bị khô, bị tổn thương và từ đó chúng tạo ra khe hở cho vi rút cúm xâm nhập. Chỉ cần có một tế bào bị tổn thương đã đủ tạo ra một lỗ hổng cho vi rút xâm nhập và gây bệnh.

6. Giữ ấm ngực trên đường

Khi đưa bé đi học, đi chơi hay đi chợ, bạn cần giữ ấm ngực cho bé. Giữ ấm ngực sẽ giữ ấm được hệ hô hấp. Mạch máu hệ hô hấp sẽ không bị co lại và do đó chúng sẽ được bảo toàn tốt hơn. Từ đó, vi rút cúm khó xâm nhập để gây bệnh hơn. Giữ ấm ngực bằng cách quàng khăn, tránh gió, mặc áo dài tay hoặc mặc áo đủ ấm che chắn ngực.

7. Xua vi rút bằng tinh dầu

Bạn có thể thực hiện biện pháp xua vi rút cúm bằng tinh dầu. Tinh dầu thực vật có giá trị xua đuổi vi rút cúm, làm cho chúng giảm diện phát tán và tránh được nguy cơ lây nhiễm cho bé. Tinh dầu làm giãn mạch máu mũi họng, làm tăng cường nuôi dưỡng mũi họng.

Tinh dầu nên được sử dụng trong phòng ngủ với một lượng đủ nhẹ. Đừng dùng nhiều quá sẽ làm thay đổi thành phần khí thở của bé. Bạn chỉ cần 1 vài giọt tinh dầu vào đèn đốt là đủ. Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm, tinh dầu quế, hồi, oải hương đều tốt cả.

Nếu không có điều kiện mua, bạn có thể đập dập nát 1-2 củ xả, một vài tép tỏi, một vài lát gừng, 3-5 lá bưởi, sau đó nướng lên cho chúng phát mùi, để lên đầu giường bé ngủ cũng hữu hiệu vậy. Bạn cần thử trước, đặt ngay cạnh vị trí bé nằm. Nếu mùi quá gắt thì cần phải bỏ bớt đi.

8. Xịt cồn

Bạn hãy cho cồn 70 độ vào bình tưới cây cảnh. Sau đó xịt vào phòng của bé định kỳ 2 tuần 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần vào những thời kỳ đỉnh điểm. Khi xịt cồn, bạn cần đóng kín cửa sổ, khép kín cửa chính, di chuyển bé sang phòng khác. Sau đó xịt cồn dưới dạng phun sương. Xịt vào vị trí nằm, góc tường, góc chân giường, vị trí bé hay bò, hay vịn.

Sau khi xịt cồn, hãy để phòng yên lặng ít nhất 30 phút để cồn diệt vi rút cúm.

Trước khi cho bé quay trở lại phòng hãy mở cửa chính của phòng bé ngủ, đợi 10-15 phút cho không khí lưu thông để giảm mùi cồn rồi hãy cho bé quay trở lại phòng để ngủ.

 Theo WTT

Leave a Reply

Or