8 hành động gây hại thai nhi của bà bầu

Nếu trạng thái tâm lý của bà bầu không tốt hoặc chịu những sự kích thích không lành mạnh khác, em bé trong bụng cũng cảm nhận được và bị ảnh hưởng không tốt.
Tâm trạng bà bầu không tốt, thai nhi ảnh hưởng lớn

Bà bầu và thai nhi cùng một thể, trạng thái của bà bầu trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe của thai nhi. Trong đó, trạng thái của mẹ được phân là trạng thái cơ thể và trạng thái tinh thần.

1. Khi cơ thể bà bầu không mạnh khỏe

Nguy hại: Nếu bà bầu mắc bệnh huyết áp cao và tiểu đường trong suốt thai kỳ, sẽ gây ra nhiều bất thường cho thai nhi, thậm chí nguy cơ tử vong cao. Kể cả bà bầu không có bệnh gì đặc biệt, nhưng nếu có những thói quen sinh hoạt không tốt như thức đêm, không vận động, mệt mỏi quá sức, những điều này thai nhi đều cảm nhận được hết.

8 hành động gây hại thai nhi của bà bầu

Khuyến nghị: Khi bà bầu ốm, nên cẩn thận đi khám để kịp thời khống chế bệnh tình, ổn định tình trạng sức khỏe của mẹ, giảm bớt nguy hại dẫn đến các biến chứng khác. Bà bầu không được quên uống thuốc hoặc uống không theo đúng quy định của bác sỹ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Khi tinh thần bà bầu không mạnh khỏe

Nguy hại: Trong thời gian mang thai, bà bầu khó tránh được những nguyên nhân như lo lắng cho sức khỏe thai nhi, không thích ứng với vai trò thay đổi của mình nên tâm trạng không tốt, người nặng còn bị trầm cảm. Nếu trong thời gian dài mẹ bầu chịu áp lực quá lớn, tâm trạng, tinh thần không tốt, có thể làm cho thai nhi phát triển chậm. Sau khi chào đời, trẻ dễ bị nóng tính, dễ tức giận, hay khóc v.v…

Khuyến nghị: Trong thời gian mang bầu, mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, người nhà nên quan tâm, chăm sóc, thương yêu bà bầu nhiều hơn, làm cho bà bầu cảm nhận được không khí được mọi người xung quanh yêu mến. Đặc biệt, với những bà bầu có tính cách nội tâm thì cần quan tâm nhiều hơn đến tâm trạng của mình, khi cần thiết nên tìm gặp bác sỹ tâm lý để giảm nguy hại xuống mức thấp nhất.

8 hành động gây hại thai nhi của bà bầu

Sự cố từ thế giới bên ngoài làm thai nhi sợ hãi

1.  Đâm, ngã mạnh

Nguy hại: Đâm,ngã mạnh dễ làm cho bà bầu sinh non, vỡ nước ối, bong đứt nhau thai, vỡ tử cung v.v… Kể cả lực đâm không quá mạnh nhưng thai nhi trong bụng cũng cảm nhận được sự va chạm đột nhiên đó và sẽ có phản ứng sợ hãi.

Khuyến nghị: Sau khi có thai, bà bầu nên hạn chế đi xe đạp, xe máy, đi đường nên đi giày chống trơn, lên xuống cầu thang nên chú ý, đề phòng sàn nhà trơn, hạn chế gây ra thương tổn cho thai nhi.

2. Môi trường sinh sống ồn ào

Nguy cơ: Khi thai nhi 6 tháng đã nghe được âm thanh từ bên ngoài, nếu mẹ sống ở nơi quá ồn ào dễ làm cho thai nhi mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi sinh ra. Âm thanh ồn ào cũng làm cho cơ thể bà bầu bất an, tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ không nghỉ ngơi tốt, thai nhi là người chịu hại trực tiếp nhất.

Khuyến nghị: Trong thời gian mang thai, bà bầu cần đảm bảo ngủ đầy đủ và có môi trường sinh sống tốt. Nếu môi trường bà bầu sinh sống quá ồn ào, có thể đến nhà người thân trong gia đình hoặc ra ở vùng ngoại ô, rời xa môi trường ồn ào và nên nghe nhiều những âm nhạc nhẹ nhàng, vui tai hoặc giao hưởng để thai nhi phát triển mạnh khỏe.

Sinh hoạt của bà bầu không hợp lý làm thai nhi không mạnh khỏe

1. Dinh dưỡng không đủ

Nguy hại: Một khi bà bầu có dinh dưỡng không tốt hoặc quá béo có thể dẫn đến trẻ hấp thụ dinh dưỡng không đủ, gây tổn thương trí tuệ hoặc có chướng ngại khi phát triển. Có bà bầu lại quá kén chọn thức ăn nên thai nhi cũng thiếu dinh dưỡng, sau khi sinh ra trẻ cũng chỉ ăn một số món yêu thích.

Khuyến nghị: Các bà bầu nên duy trì đảm bảo thói quen ăn uống cân bằng, tuyệt đối không được tùy tiện giảm béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, dung nạp đủ lượng vitamin, canxi, acid folic và các chất dinh dưỡng khác, kiên trì mỗi ngày một cốc sữa để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

2.  Bà bầu bị lây nhiễm

Nguy hại: Rất nhiều bà bầu trước khi mang thai thường nuôi động vật trong nhà. Sau khi mang thai vì muốn tiêu khiển nên vẫn tiếp tục nuôi. Có thể các bà bầu chưa biết, trong khi tiếp xúc mật thiết với những con vật nhỏ này, bà bầu đã bị lây nhiễm. Ví dụ như trong phân mèo có một loại “khuẩn hình cung”, nếu bà bầu bị lây nhiễm loại khuẩn này sẽ làm cho thai nhi dị tật, não phát triển chậm chạp v.v…

Khuyến nghị: Trong thời gian mang thai, bà bầu không nên nuôi bất cứ động vật nào hoặc tạm thời gửi nuôi ở chỗ khác. Tuy nhiên bà bầu cũng có thể nuôi dưỡng nhưng nên công việc lau dọn nên giao cho người khác, trong sinh hoạt gia đình cũng chú ý giữ vệ sinh hai tay tránh lây nhiễm từ các nguồn khác.

Bà bầu không kiểm tra sức khỏe làm thai nhi ở trong trạng thái nguy hiểm

1. Bà bầu không kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nguy hại: Thai nhi ở trong bụng mẹ, chúng ta đều không thể biết thai nhi có bình thường hay không. Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp phòng chống sinh non, biến chứng, nhau thai tách ly sớm hay không. Nếu bà bầu không kiểm tra định kỳ hàng tháng, không thể kịp thời biết được những bất thường của thai nhi, nghiêm trọng có thể làm thai nhi tử vong.

Khuyến nghị: Định kỳ kiểm tra là cách duy trì sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

2.  Bà bầu tùy tiện kiểm tra bằng tia 

Nguy hại: Các tia phóng xạ không thích hợp chiếu vào ví dụ như kiểm tra X quang, chụp cắt lớp vi tính… có khả năng làm sẩy thai, thai dị tật hoặc nguy cơ tim não phát triển chậm. Lượng tia phóng xạ càng cao càng gần với thai nhi, tính nguy hiểm sẽ càng cao.

Khuyến nghị: Trước khi kiểm tra X quang nhất định phải xác định có mang bầu hay không. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu phải kiểm tra X quang và các chữa trị bằng tia khác, bà bầu phải kịp thời nói cho bác sỹ biết thời gian mình mang bầu, bác sỹ sẽ lựa chọn phương thức an toàn nhất, xác định lượng thuốc phóng xạ và bộ phận cần chiếu.

Leave a Reply

Or