6 ghi nhớ quan trọng để việc cho con bú sữa mẹ chắc chắn thành công

Cho bé bú sữa mẹ là bản năng của phụ nữ, tuy nhiên làm sao để thực hiện bản năng này một cách khoa học và hiệu quả?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi dưỡng tốt nhất với bé, tuy nhiên nhiều chị em lần đầu làm mẹ, do nhiều nhân tố khác nhau khiến việc cho bé bú gặp khó khăn, thậm chí là thất bại. Do đó, để đảm bảo em bé bú mẹ thuận lợi và đạt hiệu quả tối ưu, mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.

Để việc cho con bú sữa mẹ thành công

Xây dựng nền tảng và lòng tin nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ trong thai kỳ

Bắt đầu từ lúc mang thai, mẹ nên làm tốt công tác chuẩn bị để có đủ sức khỏe và điều kiện sinh thường tự nhiên và nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh. Mẹ nên tìm hiểu những ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ, xây dựng nền tảng hỗ trợ cho việc này. Bé mới sinh sẽ tự mình tìm kiếm bầu vú của mẹ và uống dòng sữa mát lành để trưởng thành, trong khi mỗi bà bầu cũng đều sẽ có bản năng tiết sữa sau sinh cho bé bú. Để làm tốt sự chuẩn bị, trong thời gian bầu bí, mẹ không nên mặc áo ngực quá dày và thô cứng vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông bạch huyết  ở ngực. Vào cuối thai kỳ, mẹ nên thường xuyên vệ sinh bầu vú để tăng tính đàn hồi và dẻo dai của các cơ.

Sau sinh nên sớm cho bé bú sữa mẹ

Trong vòng 30 phút sau khi sinh, mẹ nên tích cực cho bé tiến hành bú sữa. Cữ sữa non đầu tiên này có lợi cho việc thúc sữa kịp thời, kích thích sữa ở vú tiết ra đủ cho bé bú sau đó. Việc này nên thực hiện tại phòng sinh, dưới sự hỗ trợ của y bác sĩ. Nếu vì lý do gì đó mà chưa thể cho bé bú thì ngay khi được đưa đến phòng nghỉ dưỡng, mẹ nên lập tức cho bé bú càng sớm càng tốt.

Tư thế cho bé bú cần phù hợp

Cho dù là mẹ nằm hay ngồi thì vẫn phải đảm bảo giữ cho tư thế thoải mái, thả lỏng, để cơ thể bé áp sát mẹ, mặt hướng về bầu vú, mũi đối diện với đầu vú, hàm dưới áp sát ngực, giữ cho đầu và cơ thể bé ở tư thế một đường thẳng. Bé cần phải mở to miệng, môi dưới hơi “lật” ra ngoài, chầm chậm hút lấy dòng sữa mẹ thật sâu, có lúc bé sẽ dừng lại một chút, bạn sẽ có thể nhìn thấy động tác và âm thanh nuốt sữa của bé. Bé bú sữa mẹ được như vậy sẽ đạt hiệu quả rất cao.

Cho bé bú theo nhu cầu

Chỉ cần bé có biểu hiện đói, chẳng hạn như bé trở nên khá tỉnh táo, hoạt động tăng lên, miệng mở to v.v… thì mẹ đều nên cho bé bú. Đừng đợi đến lúc bé khóc mới cho bú vì khóc là biểu hiện sau cùng khi bé đã rất đói. Với bé sơ sinh, cứ 24 giờ mẹ cần đảm bảo cho bé bú từ 8 – 12 lần, mỗi lần bé bú no thì thôi, thông thường mỗi lần bé bú như vậy kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Khi bú, bé cũng phải dùng rất nhiều sức nên có thể bú một lúc sẽ ngủ say, điều này không vấn đề gì cả, ngủ dậy bé sẽ lại đòi sữa, vì vậy mẹ cần nhẫn nại để đảm bảo nhu cầu bú của bé.

6 ghi nhớ quan trọng để việc cho con bú sữa mẹ chắc chắn thành công

Khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ “thuần”

Trừ các nguyên nhân về mặt y học ra thì khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn không nên cho bé dùng thêm những thực phẩm khác như sữa ngoài, nước glucose, thậm chí là ti giả. Nếu cần thiết phải sử dụng thì cũng chỉ nên cho bé bắt đầu sau khi đã thành công trong việc cho bé bú sữa mẹ trước đó. Bởi vì nếu tăng cường những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ có thể khiến bé mất hứng thú với sữa mẹ, khiến cho công tác nuôi con bằng sữa mẹ sẽ thất bại.

Lúc nào thì mẹ có thể dùng thực phẩm thúc sữa

Mẹ cần nắm rõ quy luật tiết sữa của tuyến sữa, thông thường bắt đầu từ ngày thứ ba sau sinh thì mẹ có thể ăn các món canh và thực phẩm thúc sữa. Nếu cơ thể mẹ khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, lượng sữa ban đầu tiết ra nhiều thì lượng thực phẩm thúc sữa chỉ cần bổ sung ít là đủ; nếu cơ thể mẹ suy nhược thì có thể tăng liều lượng. Tuy nhiên cần nhớ không nên ăn canh thúc sữa quá sớm vì sẽ lãng phí hoặc làm tắc nghẽn tuyến sữa, nếu quá muộn lại khiến mẹ lo lắng, căng thì vì sợ không đủ sữa cho bé bú, dễ rơi vào cái vòng tiêu cực lẩn quẩn.

Theo emdep

Leave a Reply

Or