6 điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh!

Có những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh được nhiều người chia sẻ và áp dụng nhưng những kinh nghiệm này không phải lúc nào cũng đúng. Hãy cùng BSnhi điểm qua 6 kinh nghiệm không đúng, và tránh chúng đi để chăm sóc bé tốt hơn mẹ nhé.

Mẹ nên biết 6 sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bsnhi chia se sau đây, để tránh  chăm sóc bé nhà mình nhé!

1/ Bé vặn mình nhiều… do đâu?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ sẽ thường xuyên thấy bé vặn mình ngọ nguậy khi nằm, và đa số các mẹ đều cho rằng đó là do bé thiếu vitamin D. Có một số mẹ còn nghĩ rằng đó là do lưng bé có lông, hay là do khi giặt đồ cho bé mẹ đã vắt quần áo quá kỹ. Tuy nhiên, đó đều là những quan niệm không đúng, và nguyên nhân thật sự của hiện tượng này là do hệ thần kinh và não bộ của bé chưa phát triển hoàn thiện. Khi não bộ đã hoàn thiện thì bé sẽ hết vặn mình, vì lúc này bé đã có thể điều chỉnh và kiểm soát được các hoạt động của cơ thể. Thông thường các bé sẽ hết vặn mình khi được 4 tháng tuổi.

2/ Mẹ nằm phòng thiếu sáng… có tốt cho bé?

Sau khi sanh mẹ được khuyên là nên nằm phòng kín gió, và hơi tối để tránh bị cảm lạnh và giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thụy Minh Thư – bộ môn Nhi, khoa Y, ĐH Y dược TP.HCM, khuyên rằng mẹ và bé sau khi sanh nên nằm ở nơi kín gió và có đầy đủ ánh sáng. Bởi vì, phòng đủ sáng sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, và mẹ cũng có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu vàng da ở bé. Bởi vì vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến, và cần được phát hiện kịp thời để có hướng can thiệp thích hợp. Vì nếu can thiệp chậm, vàng da có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

3/ Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong có tốt?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cũng thường được các bậc “tiền bối” mách là nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Nhưng mẹ có biết, điều này tìm ẩn nguy cơ gây ngộ độc mà xấu nhất là có thể gây tử vong ở bé. Nguyên nhân là do trong mật có thể chứa bào tử  clostridium botulinum có thể gây ngộ độc ở các bé dưới 1 tuổi. Còn đối với các bé lớn hơn thì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé đã phát triển hoàn thiện, nên có thể “chống” lại được độc tố của bào tử này.

4/ Không rửa tay trước khi chăm sóc cho bé có nguy hiểm?

Đây là nguyên tắc tưởng chừng như đơn giản, nhưng rất nhiều mẹ lại bỏ qua khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này, khiến bé dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Nguyên nhân là do tay mẹ tiếp xúc với rất nhiều đồ vật khác nhau, và những đồ vật này có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Do đó, vô tình mẹ đã là trở thành trung gian lây truyền bệnh  cho bé. Vì thế, trước khi chăm sóc bé mẹ nên rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, để đảm bảo diệt hết vi khuẩn bám trên tay mẹ nhé!

4/ Bé bị ọc sữa là do đâu?

Ọc sữa là hiện tượng dễ gặp ở bé sơ sinh, nhưng mẹ có biết tại sao bé lại bị ọc sữa? Và để giàm thiểu tình trạng này mẹ nên tránh một số sai lầm nào không? Đầu tiên, bé hay bị ọc sữa là do dạ dày của bé sơ sinh nằm ngang, cơ siết trên dạ dày chưa đủ mạnh nên khi bé bú quá no, hoặc đùa giỡn sau khi bú sẽ dễ dẫn đến tình trạng ọc sữa. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên tránh một số sai lầm như cho bé mặt tã quá chật, đùa giỡn với bé sau khi bé bú no, hay là cho bé nằm ngay sau khi bé bú xong.

5/ Nuôi con theo đồng hồ

Nhiều mẹ có thói quen nuôi con theo “đồng hồ”. Nghĩa là cứ 3 tiếng là mẹ cho bé bú một lần, mà không cần biết là bé có đói hay không? Cũng có nhiều mẹ so sánh bé nhà mình với các bé khác, và cố ép bé bú đủ lượng sữa mà các bé khác bú được. Điều này khiến bé sợ bú, dễ bị nôn trớ, ói, mà lâu dần có thể khiến bé “chán ăn, ghét bú”. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, và vào ban đêm mẹ không nên đánh thức bé dậy để cho bé bú mẹ nhé!

6/ Ủ ấm quá mức

Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà nhiều mẹ mắc phải nhất, là ủ ấm cho bé quá mức. Điều này, có thể khiến bé cảm thấy nóng bức khó chịu, mà xấu nhất là có thể bị ngạt thở, thân nhiệt tăng đột ngột dẫn đến tử vong. Trả lời cho câu hỏi là bé sơ sinh “ủ ấm” bao nhiêu là đủ? Bác sĩ Nguyễn Tố Na – chuyên khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 có chia sẻ trong lớp học “Kỹ năng làm bố mẹ” của BSnhi là: “mẹ nên cho bé mặc đồ “giống” mẹ và thêm một lớp áo mỏng nữa bên ngoài. Nghĩa là mẹ mặc như thế nào thấy đủ ấm và thoải mái, thì hãy cho bé mặc như thế và kèm theo một lớp ảo mỏng nữa bên ngoài là được.”

Chúc bé khỏe mẹ vui ^^

Nguồn: Tổng hợp ý kiến của bác sĩ: Nguyễn Trí Đoàn – Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM, Nguyễn Thụy Minh Thư – bộ môn Nhi, khoa Y, ĐH Y dược TP.HCM, và Bác sĩ Nguyễn Tố Na – chuyên khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2

Leave a Reply

Or