6 câu không nên nói với con trong năm 2014

Có những câu nói tưởng chừng tốt đẹp nhưng lại gây hại cho con bạn. Hãy thử những phương án thay thế dưới đây trong năm 2014 nhé!

Ảnh minh họa: Internet

Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng một số câu bố mẹ thường xuyên sử dụng và có vẻ tích cực lại gây tác hại trong việc dạy con. Mặc dù chúng ta có ý tốt, nhưng những câu nói đó khiến con không tin tưởng vào chính mình, trở nên gian dối, không chịu cố gắng nỗ lực và dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn. Dưới đây là danh sách 5 câu nên loại bỏ khỏi từ vựng của bạn ngay bây giờ nếu bạn muốn con lớn lên tốt bụng, thành công, biết yêu thương người khác. Chúng tôi cũng sẽ gợi ý những câu nói tích cực thực sự khuyến khích ở con động lực nội tại của con bạn.

Dừng lại ngày lập tức, nếu không bố mẹ sẽ…

Đe dọa trẻ không bao giờ là một ý tưởng tốt. Trên tất cả, bạn đang dạy con một kỹ năng bạn không muốn con có: khả năng dùng quyền lực ép buộc để có được những gfi mình muốn, ngay cả khi người khác không sẵn sàng hợp tác.

Thứ hai, bạn đang tự đặt mình vào tình thế khó xử: hoặc là bạn phải thực hiện đe dọa của mình – điều bạn chỉ lỡ miệng nói ra trong lúc giận dữ – hoặc bạn bỏ qua, lờ đi. Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, con bạn sẽ hiểu rằng đe dọa của bố mẹ là vô nghĩa, không có gì phải sợ. Dù sao đi nữa, bạn cũng không đạt tới kết quả mong đợi mà còn gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bạn và con.

Trong khi việc kiềm chế đe dọa con có thể là điều khó khăn, hãy thử nói với con những câu phù hợp hơn: “Con không được đánh em đâu. Mẹ lo rằng em sẽ bị đau, hoặc em sẽ tức giận và đánh lại con. Nếu con muốn đánh cái gì đó, con có thể đánh vào cái gối, đệm…”

Bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế an toàn hơn mà con vẫn được bộc lộ cảm xúc của mình, bạn vừa chấp nhận cảm xúc của con, và đưa ra một giới hạn cho hành vi của cô bé. Điều này sẽ giúp con bạn quản lý bản thân và cảm xúc tốt hơn.

Nếu con ăn ngoan, mẹ sẽ cho xem hoạt hình

“Nếu con… bố/mẹ sẽ cho con…” Nếu bạn hối lộ, trao đổi với con theo cách đó thường xuyên, bạn sẽ biết thế nào là “gậy lưng đập lưng ông”: “Mẹ cho con xem quảng cáo con mới ăn cơ” hay “không! Con sẽ không dọn phòng nếu mẹ không mua cho con bộ Lego mới!”

Thay vào đó, bạn hãy thử nói với con: “Cảm ơn con nhiều vì đã dọn sạch phòng”. Khi bạn thể hiện sự trân trọng “thuần khiết” với con, con bạn sẽ có động lực thực sự để tiếp tục giúp mẹ. Và nếu gần đây con bạn không chăm chỉ, hãy nhắc con nhớ về những thời điểm con giúp bạn rất nhiều việc. Điều này sẽ khiến con bạn hiểu rằng giúp đỡ người khác là việc vui vẻ và đáng làm.

Cái đó (bộ đồ chơi hay món đồ con yêu thích…) có gì hay đâu!

Có nhiều cách chúng ta làm giảm nhẹ cảm xúc mà con đang trải qua, và các câu nói trên là ví dụ. Trẻ em thường xuyên đánh giá mọi thứ là vặt vãnh hay quan trọng dựa vào cách nhìn của người lớn. Vậy nên, hãy thử nhìn nhận mọi việc từ góc độ của trẻ. Thông cảm với cảm xúc của chúng, cho dù bạn vẫn giữ ý kiến của mình hay không đồng ý với đòi hỏi của con. “Mẹ xin lỗi làm con thất vọng, nhưng câu trả lời là “không” có thể là cách phản hồi tôn trọng hơn việc thuyết phục con rằng cái mà con mong muốn là không cần thiết.

Giỏi lắm!

Vấn đề lớn nhất với câu nói này là nó thường được lặp đi lặp lại với những những việc mà con bạn chẳng phải nỗ lực gì để hoàn thành nó. Điều này dạy con bạn rằng làm việc gì thì cũng giỏi hết khi bố mẹ khen như vậy.

Thay vào đó, chúng ta hãy nói với con “Con đã rất cố gắng để làm việc này” Bằng cách tập trung vào nỗ lực của con, chúng ta đang dạy con rằng nỗ lực quan trọng hơn kết quả rất nhiều. Điều đó sẽ khiến con kiên định tiến lên khi muốn thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và coi những thất bại chỉ là bước đi đến thành công.

Bức tranh đẹp quá!

Đây là một câu phổ biến bố mẹ thường nói trước bức tranh của con. Tuy nhiên, khi chúng ta đánh giá sản phẩm nghệ thuật của trẻ, vô tình chúng ta đã cướp đi cơ hội để chúng tự đánh giá tác phẩm của chính mình.

Thay vào đó, bạn hãy thử nói: “Mẹ thấy màu đỏ, xanh và vàng. Con có thể nói với mẹ về bức tranh không?” Bằng cách quan sát thay vì đánh giá, bạn cho phép con bạn quyết định xem bức tranh đẹp hay không đẹp, hài lòng hay không hài lòng. Và bằng cách hỏi con thêm về bức tranh, bạn đang khơi gợi cho con tự đánh giá công việc của mình, chia sẻ ý tưởng của con, những kỹ năng sẽ nuôi dưỡng sự sáng tạo của bé.

 

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or