6 bài học cho con trong trường hợp khẩn cấp

Đừng xem thường khả năng học hỏi của con bạn. Bạn có biết rằng trẻ nhỏ hoàn toàn đủ khả năng học cách ứng phó với tình huống khẩn cấp từ khi mới biết đi? 7 bài học dưới đây có thể giúp bạn “lật ngược tình thế” khi nguy cấp.

Ở Malaysia, từng xảy ra trường hợp một đứa bé 18 tháng tuổi không ai chăm sóc trong 10 tiếng khi ba của bé đột tử vì cơn đau tim bất ngờ. Bé hoàn toàn không biết phải làm gì lúc đó. Cũng trong cùng tình huống, một đứa bé 3 tuổi ở Mỹ đã cứu sống ba mình khi nhanh chóng gọi cấp cứu. Bé chỉ nói ngắn gọn: “Mau lên! Cứu ba!” trước khi cúp máy.

Dạy cho con những bài học đơn giản như cách gọi điện thoại để kêu cứu, cách phản ứng khi có sự cố tại nhà có thể giúp cứu sống mạng người, đồng thời bảo vệ chính bé.

Nhận biết tình huống khẩn cấp
Dạy con nhận biết những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra khi bé ở nhà và cách phản ứng với chúng. Điều này sẽ đặc biệt cần thiết nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, cao huyết áp.

Tìm đúng thuốc khi cần
Các bậc cha mẹ đều được khuyến cáo phải cất giữ các loại thuốc ở nơi kín đáo và ngoài tầm với của trẻ. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn hoặc chồng mắc bệnh mãn tính và thường xuyên phải dùng thuốc như viên hạ đường huyết, bình xịt Ventolin, bạn nên để con hiểu rằng những loại thuốc nào quan trọng với ba mẹ của bé.

Để bé nhìn thấy bạn uống thuốc và dành thời gian giải thích cho bé đó là thuốc gì, có tác dụng ra sao và tại sao ba hoặc mẹ bé cần thuốc đó. Dĩ nhiên, bạn cần đảm bảo rằng bé hiểu được thuốc không phải kẹo hoặc đồ chơi. Trong trường hợp khẩn cấp, bé có thể là người sẽ thay bạn lấy thuốc.

6 bài học cho con trong trường hợp khẩn cấp

Gọi điện thoại kêu cứu
Số cấp cứu 115 đủ đơn giản để bé của bạn có thể nhớ được. Để con không gọi phá tổng đài cấp cứu, khi dạy con, bạn cần nói bằng một thái độ nghiêm túc sao cho trẻ nhận thức được đây là một bài học về kỷ luật, không phải trò chơi. Bên cạnh đó, gọi cấp cứu không phải cách duy nhất để kêu gọi sự giúp đỡ, nên dạy bé nhớ hô hoán cho hàng xóm biết để trợ giúp.

Biết cách sơ cấp cứu
Đây là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà rất ít trẻ em Việt Nam được dạy. Trẻ mầm non và tiểu học nên được dạy về sơ cứu, hô hấp nhân tạo và an toàn cháy nổ. Dĩ nhiên, trước khi dạy con về những vấn đề này, bạn cần là người nắm rõ chúng. Các khóa học sơ cứu tại Hội Chữ Thập Đỏ, các trung tâm y tế như Family Medical Practice, các tổ chức và Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu và các tổ chức tình nguyện sẽ giúp bạn.

Tránh tiếp xúc
Các tiếp xúc trực tiếp đường máu có thể dẫn đến lây nhiễm, do đó, điều cuối cùng cần nhắc nhở con tự bảo vệ mình bằng cách không chạm vào vết thương hoặc vết máu trong lúc chờ người tới giúp. Tuy nhiên, việc giữ cho nạn nhân tỉnh táo tới khi được đưa đi bệnh viện là yếu tố quyết định sống còn nên nhớ dạy con liên tục nói chuyện, la hét để gây sự chú ý của nạn nhân.

Không di chuyển nạn nhân
Trước một người đang bất tỉnh, bé cần hiểu là không được di chuyển nạn nhân để tránh làm tình trạng của họ tệ hơn. Tuy nhiên, trong một số tình huống cụ thể, việc lây nạn nhân có thể cứu sống họ, bạn nên giúp bé phân biệt những trường hợp này.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or