5 từ ‘phép màu’ kết thúc cuộc chiến ăn uống với con

5 từ “Con không cần phải ăn” nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực sự đó là “phép màu”.

5 từ “phép màu” giúp kết thúc cuộc chiến ăn uống với bé

Đã đến giờ ăn tối và cậu con trai 4 tuổi của tôi vẫn đang mải mê chơi. Khi tôi thông báo với con là bữa tối đã sẵn sàng thì cậu bé đáp lại: “Con không muốn ăn, mẹ ạ”.

Tôi nói với con 5 từ để tránh việc rơi vào một “trận chiến” với thức ăn mà thằng bé rất muốn tôi có thể “gia nhập”: “Con không cần phải ăn.”

Đây là nguyên tắc đã được đặt ra trong gia đình chúng tôi. Nhưng tất nhiên phải đi sau nguyên tắc thứ hai đó là tất cả mọi người đều phải tuân thủ bất luận là có muốn ăn hay không. Đó là: Bữa tối là khoảng thời gian để cả gia đình ở bên nhau, không chỉ là để ăn và tất cả đều phải ngồi vào bàn ăn.

Tránh rơi vào “trận chiến thức ăn” cực kì quan trọng.

Vấn đề là ở chỗ nếu bạn rơi vào “trận chiến” thức ăn thì sẽ có người thắng, kẻ thua. Nếu cha mẹ là người thắng thì lũ trẻ sẽ là người thua và ngược lại. Cả hai tình huống đều không mang lại ích lợi gì cả.

tre k chiu an

Trẻ sẽ là người tự quyết định sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu từ những thứ mà bố mẹ đã chuẩn bị và bày ra. (Ảnh minh họa)

Khi các bậc cha mẹ cố gắng đối đầu giữa ý muốn bắt con ăn của họ với ý muốn ăn của lũ trẻ thì niềm vui và sự kết nối trong việc ăn uống đều biến mất. Một số cha mẹ có thể thắng cuộc và cảm thấy vui vẻ khi con đã ăn theo cách mà họ muốn nhưng đối với những đứa trẻ thì tận sâu trong lòng chúng có thể là sự oán hận, chúng ăn để hài lòng bố mẹ chứ không phải ăn vì chúng thích ăn.

Thực tế, trong một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition Education and Behavor (Tạm dịch: Giáo dục dinh dưỡng và hành vi) cho thấy những bậc cha mẹ tạo áp lực cho con cái hoặc dùng phần thưởng trong việc ăn trái cây và rau củ chỉ làm tăng được lượng thức ăn trẻ ăn vào chứ không tạo được cho trẻ thói quen yêu thích những thực phẩm lành mạnh.
Biến thành cuộc chơi cả hai cùng thắng

Cha mẹ và con cái cần có những nhiệm vụ cụ thể trong việc ăn uống. Cha mẹ sẽ là những người quyết định sẽ phục vụ, nấu nướng thức ăn gì cho con trong bữa ăn, khi nào ăn và ăn ở đâu. Còn trẻ sẽ là người tự quyết định sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu từ những thứ mà bố mẹ đã chuẩn bị và bày ra.

Vì thế khi thằng bé con trai tôi phàn nàn về những gì tôi đã nấu cho nó, tôi luôn nhắc nhở chúng rằng chúng có thể chọn cách không ăn.
Tuy nhiên tôi luôn cố gắng để làm cho bữa ăn có ít nhất 1 hoặc 2 món ăn để lựa chọn. Điều này mang lại cho trẻ sự kiểm soát, sự căng thẳng cũng biến mất và khiến chúng có cơ hội cũng như khả năng thử thức ăn.

Và việc bố mẹ lên kế hoạch đi mua đồ ăn, chuẩn bị bữa và phục vụ các con cũng không nhất thiết phải theo một nguyên tắc cứng nhắc. Nếu các bậc cha mẹ đảm nhiệm thêm phần trách nhiệm quyết định ăn của trẻ thì chỉ làm cho quá trình ăn uống biến thành “trận chiến đau khổ”. Nếu trẻ được cùng với bố mẹ quyết định những gì chúng sẽ ăn thì thật tuyệt vời.

Làm môt chuyên gia về dinh dưỡng, tôi đã giúp các bậc cha mẹ hiểu về những hành vi ứng xử của trẻ với thức ăn. Tôi tin những thông tin này không chỉ khiến các bậc cha mẹ yên tâm, giảm cảm giác thấy tội lỗi và còn giúp họ hiểu cách cho ăn không có áp lực là tốt nhất.
Ví dụ, với tôi tôi đã hiểu rằng cậu con trai 4 tuổi của tôi đang trải qua giai đoạn phát triển chậm và những thay đổi trong nhận thức của tôi về “khả năng thèm ăn” của con và việc thằng bé có thể lựa chọn những thực phẩm mà nó thích. Tôi cũng nhận ra thằng bé thường nạp đủ dinh dưỡng cần thiết và tốt hơn trong bữa sáng và bữa trưa. Tôi sẽ dùng những đồ ăn nhẹ vào bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng cho con vì thế tôi có thể thảnh thơi trong bữa tối.

Ngoài ra trong những năm mẫu giáo trẻ sẽ chủ động được với những công việc, thời gian biểu hàng ngày bao gồm cả việc ăn uống. Trẻ được phép tự chủ quyết định những thức ăn mình sẽ ăn và có cảm giác tốt khi nghĩ về việc ăn uống. Những đứa trẻ không được tự chủ quyết định sẽ có suy nghĩ tiêu cực về ăn uống và có thể sẽ phát triển cảm giác tội lỗi hậu quả là chúng sẽ kém tự tin và không có cảm giác mình được hưởng thụ.

Khi đã hiểu sâu sắc về việc cho con ăn, các bậc cha mẹ sẽ tránh được những trận chiến thức ăn, tin tưởng vào con của mình sẽ quyết định được chất và lượng những gì chúng ăn và coi bữa ăn gia đình là cách để hỗ trợ chúng mà thôi.

Và 5 từ : “Con không cần phải ăn” nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng thực sự đó là “phép màu”.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or