5 nguyên tắc “nhập môn” ăn dặm kiểu Nhật cho mẹ và bé

Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.

Giai đoạn 1 của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là khi bé được từ 5-6 tháng tuổi. Ảnh: Internet

1. Cho bé làm quen với ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn.

Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm:

– Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn.
– Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.
– Đã ngồi khá vững (cứng cổ).
Mục đích của giai đoạn này là TẬP cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính. Thức ăn của bé được chế biến thành dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Độ loãng của súp đạm và súp rau giống như cháo tỉ lệ 1:10.

Bắt đầu bằng cháo nấu tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, cà nhuyễn. Lượng bắt đầu là 1 thìa (5ml).

Sau 1 tuần cho bé ăn cháo trắng nghiền, bắt đầu chế biến các loại rau củ và cho bé ăn kèm với cháo. Với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào mới, lượng ăn chỉ nên là 1 thìa lúc ban đầu và theo dõi phản ứng của bé (rối loạn tiêu hóa, hay nôn trớ, v.v… nếu có) để có hướng xử trí phù hợp. Chỉ giới thiệu 1 loại thực phẩm mới mỗi lần và không trộn chung 2 loại thực phẩm.

Khi bắt đầu tuần thứ 3, cũng bắt đầu với 1 thìa đạm khi cho bé thử lần đầu tiên. Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.

2. Bé ăn mấy bữa/ngày là đủ? Cho bé ăn vào lúc nào?

Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.

Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.

Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người.

Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.

3. Nấu ăn cho bé cần lưu ý những gì?

Thức ăn cho bé cần được nghiền nhuyễn, nấu kỹ và không nêm mắm muối. Ảnh: Internet

Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn.

Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều).

4. Những thực phẩm phù hợp với bé?

– Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối.

– Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng.

– Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo.

5. Những thực ẩm không phù hợp với bé?

Những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm, cua…, các loại ốc, mì sợi, thịt, trứng…dễ gây dị ứng cho bé. Ở giai đoạn này, nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

 

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or