5 loại thức ăn giúp bé chống lạnh

Mùa lạnh đã đến mang theo bao nhiêu mầm bệnh, bao nhiêu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hơn bao giờ hết mẹ cần tăng cường những thực phẩm tăng sức đề kháng giúp bé chống lạnh mẹ nhé.

1. Bông cải

Bông cải trắng cùng họ với bông cải xanh là loại rau có chưa chất phytochemical nổi tiếng được cho là giúp ngăn ngừa ung thư siêu việt.

Bông cải giàu vitamin và ngừa ung thư. (Ảnh: Internet)

Bông cải rất giàu Vitamin A, Vitamin C và canxi. Thêm bông cải vào bữa ăn hàng ngày của bé sẽ giúp bé có sức đề kháng mạnh trong mùa đông.

Dinh dưỡng trong bông cải: Vitamin: Vitamin A – 175 IU, Vitamin C – 90 mg, Niacin – 0,8 mg, Folate – 51 mcg, Thiamin – 0,8 mg, Acid pantothenic – 0,8 mg, Vitamin B6 – 0,25 mg.

Khoáng chất: Kali – 354 mg, Sodium – 29 mg, Canxi – 40 mg, Photpho – 71 mg, Magiê – 24 mg, Sắt – 0,89 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ selen, đồng, mangan, kẽm.

2. Củ cải

Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.

Củ cải giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng. (Ảnh: Internet)

Thành phần 100g củ cải gồm: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg… ; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

Củ cải ngon là loại không bị đổi màu khi bị cắt làm đôi và cũng không xuất hiện vết bầm dập trên bề mặt.

Mẹ nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi chế biến nó. Với củ cải đã được gọt vỏ mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn cho củ cải là không quá 2 ngày.

3. Khoai tây

Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo.

Khoai tây cung cấp năng lượng cho bé. (Ảnh: Internet)

Do khoai tây nhiều tinh bột, ít các chất dinh dưỡng khác nên các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé ăn khoai tây khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển.

4. Đu Đủ

Đu đủ là một loại trái cây rất bổ dưỡng. Chúng chứa một lượng cao vitamin C (giúp hấp thụ chất sắt), Vitamin A (2.516 IU), Vitamin E. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và acid folic. Ăn đu đủ giúp bé sáng mắt, phòng táo bón vô vùng hiệu quả.

Đu đủ giúp bé phòng chống táo bón hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Dinh dưỡng trong đu đủ: Vitamin: Vitamin A – 2516 IU, Vitamin C – 142 mg, Vitamin B1 (thiamine) – 0,06 mg, Vitamin B2 (riboflavin) – 0,07 mg, Niacin – 0,77 mg, Folate – 87 mcg.

Chất khoáng: Kali – 591 mg, Photpho – 12 mg, Magnesium – 6,9 mg, Canxi – 55 mg, Sắt – 0,23 mg. Ngoài ra có chứa hàm lượng mangan, kẽm và đồng.

5. Nước ép lựu

Lựu là loại quả nguy hiểm với bé, nó có nguy cơ gây hóc vì phần thịt được bao quanh một chiếc hạt rất cứng. Tuy vậy, mẹ có thể cho bé làm quen với nước ép lựu khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi.

Nước ép lựu giúp bé khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)

Nước ép lựu giàu vitamin B, C, canxi và phốt pho. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bé khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch nữa.

 Theo ebe

Leave a Reply

Or