5 chiến lược lâu dài dạy con về lòng biết ơn

Trẻ không hề biết rằng không phải cứ muốn là được. Vì vậy, mẹ nên dạy con cách yêu thương và sống với những gì mình đang có, hơn hết là dạy con về lòng biết ơn.

dạy con về lòng biết ơn

Trường hợp 1: Bé lên danh sách những món quà mình muốn được tặng trong năm mới. Con số đã lên đến hàng chục.

Giải cứu kịp thời: Nhấn mạnh rằng bạn đánh giá cao mong muốn của con, nhưng con chỉ được nhận một vài món thích hợp trong số đó. Cho trẻ một con số cụ thể, sau đó yêu cầu bé làm danh sách thứ hai, hoặc có thể thứ ba, để bé chọn ra một vài món nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, yêu cầu bé ghi rõ nhiệm vụ của mình nếu muốn có được những món quà đó. Chẳng hạn để được bộ lắp ghép, bé phải hứa sẽ dọn đồ chơi gọn gàng mỗi lần chơi xong. Muốn có phần thưởng, cần phải cố gắng.

Chiến lược lâu dài: Giải thích với bé rằng quà tặng là nghĩa cử cao đẹp mình chứng cho sự chu đáo, tình yêu thương và lòng quan tâm, chứ không chỉ mang ý nghĩa giải trí, cho vui. Bất cứ khi nào bé nhận được quà tặng từ người khác, mẹ nên giải thích cho bé hiểu tấm lòng của họ. Nếu bạn cùng lớp tặng trẻ một bức tranh tự vẽ, mẹ có thể nói rằng: “Bức tranh có màu sắc con thích này. Chắc bạn con phải tốn hàng giờ để vẽ tặng con đấy”. Dần dà, bé sẽ hiểu rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng.

Trường hợp 2: Trẻ nhận quà và nhăn nhó khó chịu khi không đúng ý.

Giải cứu kịp thời: Với trẻ dưới 5 tuổi, che đậy cảm xúc thực là vấn đề quá phức tạp và xa xỉ. Trong tình huống này, thay vì la mắng con, mẹ nên tỏ ý thông cảm, sau đó dẫn dắt bé những gợi ý hấp dẫn cho món quá mới được nhận. Luôn tìm hướng giải quyết tích cực để trẻ thấy không gì đáng phải khó chịu cả. Ngoài ra, mẹ có thể dạy bé về thái độ đúng đắn mỗi khi nhận quà. Dặn bé luôn phải nói cảm ơn trước tiên, có gì chia sẻ với mẹ sau, nếu không sẽ làm người tặng rất buồn. Và nếu bé không muốn mình không có quà vào lần kế tiếp, không nên tỏ ra nhăn nhó, khó chịu.

Chiến lược lâu dài: Trước bất kỳ một dịp nào bé có thể được nhận nhiều quà, mẹ nên giải thích cho bé hiểu không phải món quà nào cũng sẽ làm bé hài lòng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà đánh giá thấp sự quan tâm và cố gắng của người tặng. Đừng quên gợi ý những ý tưởng tích cực cho trẻ với món quà đó mẹ nhé!

Trường hợp 3: Bé không chịu làm gì trừ khi có phần thưởng.

Giải cứu kịp thời: Đây hẳn là thói quen xấu do ba mẹ vô tình tạo nên. Khi bé ăn ngoan, làm được điều gì đó, ba mẹ lại ngay lập tức khen thưởng, đôi khi hơi quá tay. Cứ như vậy, bé sẽ ỷ y rằng hễ làm gì phải nhận được phần thưởng. Mẹ nên giải thích cho bé hệ quả khi bé không chịu làm việc. Dạy con rõ ràng về nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình, và bắt buộc mọi người phải tuân theo quy tắc đó mà không được đòi hỏi phần thưởng hay bằng khen.

Chiến lược lâu dài: Lên những nguyên tắc trong gia đình, và ba mẹ nhất định phải làm gương. Như vậy, bé mới hiểu rõ được nghĩa vụ là phải thực hiện, và rất cần thiết trong gia đình để giữ gìn trật tự. Nếu ai không làm, phải chịu hậu quả.

Trường hợp 4: Trẻ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, mẹ yêu cầu trẻ nói cảm ơn nhưng trẻ không chịu nói.

Giải cứu kịp thời: Thay vì nổi giận, nên nhẹ nhàng nhắc con về chuyện bày tỏ lòng cảm ơn với người đã giúp đỡ mình. Nếu trẻ không nghe lời, mẹ có thể cho qua lúc đó và về nhà dạy dỗ con sau.

Dạy con vâng lời Nếu nghĩ rằng nhóc quậy 2 tuổi ở nhà chưa hiểu được những gì bạn nói, có lẽ bạn đã lầm rồi đấy! Trẻ 2 tuổi đã biết phân biệt những gì được phép và không được phép dựa trên thái độ, giọng nói, cử chỉ, ánh mắt… của ba mẹ. Dựa trên lời khuyên của các chuyên gia tâm lý tại Mỹ, MarryBaby sẽ chia sẻ…

Chiến lược dài hạn: Ba mẹ chính là tấm gương lớn cho con cái. Khi thấy ba mẹ luôn mỉm cười và nói cảm ơn dù là những hành vi giúp đỡ nhỏ nhặt nhất, trẻ hẳn sẽ học theo. Đừng tưởng trẻ không để ý nhé!

Trường hợp 5: Trẻ phàn nàn về chuyện mình không có nhiều đồ chơi như các bạn cùng lớp.

Giải cứu kịp thời: Đừng nổi giận, giải thích cho con rằng có nhiều bạn lại không thể có đồ chơi để chơi, huống gì đến việc so sánh về số lượng và chất lượng. Hình thành thói quen quyên góp đồ dùng cũ cho trẻ khác là một hành động thiết thực dạy trẻ biết ơn về những gì mình đang có và san sẻ nó với những bạn khó khăn hơn.

Chiến lược lâu dài: Chỉ cho trẻ những người khó khăn, nghèo khổ trong xã hội để chứng minh rằng trẻ còn hạnh phúc hơn rất nhiều người. Đừng quên đặt những câu hỏi để trẻ phải tự suy nghĩ về hoàn cảnh của những người kém may mắn đó.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or