5 cách để yên tâm về tiền bạc trước năm mới 2020

Chuyên gia Tiffany Aliche khuyên nên sớm đánh giá khả năng tài chính, điều chỉnh ngân sách và tạo thói quen tốt để dễ chịu hơn khi nghĩ về tiền. 

Còn chưa đầy 5 tháng nữa là bước sang năm 2020, tuy nhiên theo chuyên gia tài chính Tiffany Aliche, 2019 là năm tài chính nhiều biến động. Vì vậy bất kỳ ai cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để không nhấn chìm bởi những căng thẳng về vấn đề tiền bạc trong năm tới. Tiffany Aliche có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tài chính, cô là người sáng lập công ty tư vấn tài chính The Budgetnista, tác giả của cuốn sách bán chạy “The One Week Budget: Learn to Create Your Money Management”. Cô cũng thường xuất hiện trong các chương trình tư vấn tài chính cá nhân trên The New York Times, The Today show, Good Morning America, CNN, Time và U.S News.

Chuyên gia tài chính Tiffany Aliche. Ảnh: Podcast TV. 

Chuyên gia tài chính Tiffany Aliche. Ảnh: Podcast TV. 

Dưới đây là 5 điều chuyên gia tài chính Tiffany Aliche khuyên làm để yên tâm hơn về tiền bạc của năm 2020:

1. Đánh giá lại khả năng tài chính của bản thân

Đầu tiên bạn cần là kiểm tra tài chính của bản thân và nhận định tình hình của mình trong những tháng đã qua. Một vài câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn trả lời đầy đủ về tình hình tài chính của mình. 

– Bạn có đang trên đà đạt được mục tiêu tài chính của mình vào cuối năm 2020 không?

– Có sự thay đổi nào trong năm nay về các yếu tố tài chính quan trọng như: Thu nhập, hóa đơn phải chi trả hàng tháng, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm, đầu tư, nợ và tiết kiệm?

– Lĩnh vực nào mà bạn cần tập trung và cải thiện nhiều hơn?

– Tổng lợi nhuận cuối năm là bao nhiêu? Bạn có hài lòng với con số đó?

– Bạn đã sẵn sàng cho mùa nộp thuế?

– Trong năm 2019, bạn kiếm được bao nhiêu phần cho kế hoạch nghỉ hưu?

Hãy dành thời gian đánh giá lại tình hình tài chính 7 tháng qua. Ảnh: CNBC. 

Hãy dành thời gian đánh giá lại tình hình tài chính 7 tháng qua. Ảnh: CNBC. 

2. Điều chỉnh lại ngân sách

“Tôi đã thấy rất nhiều người tạo ra các kế hoạch tài chính mơ hồ dựa trên các cam kết lỏng lẻo. Nhưng bây giờ là lúc để nhìn lại thói quen chi tiêu và tiết kiệm của bạn để biết những điều gì cần thay đổi và thực hiện ngay”, Tiffany Aliche nói. 

Hãy xem xét lại những chi phí cố định hàng tháng (ví dụ: hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà) và chi phí thường xuyên biến đổi (giá thực phẩm, dịch vụ giải trí, du lịch). Tuyệt đối không nên sử dụng các con số mang tính ước lượng mà càng cụ thể càng tốt, điều đó giúp bạn dễ kiểm soát khả năng tiêu và kiếm tiền của bản thân.

Như vậy bạn biết được khoản nào cần thiết và không cần có, sau đó có thể loại bỏ hoặc cắt giảm. Như vậy bạn dần có thể điều chỉnh lại ngân sách hàng tháng và tiết kiệm được khá nhiều tiền.

3. Kiểm tra lại tín dụng

Theo Tiffany Aliche, thẻ tín dụng là con dao 2 lưỡi trong nền kinh tế hiện đại. Nếu có sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, bạn nên chú ý yêu cầu báo cáo tín dụng và xem xét thật cẩn thận. Nếu phát hiện sai sót bất thường, cần kiểm tra và giải quyết ngay lập tức. Một số lỗi phổ biến của thẻ tín dụng dễ làm thất thoát hoặc gây khó khăn cho bạn trong vấn đề tài chính bao gồm:

– Họ tên không chính xác.

– Đăng ký sai địa chỉ ở nơi bạn chưa từng sống.

– Đăng ký sai công ty.

– Xuất hiện đăng ký thanh toán cho tài khoản bạn chưa từng sử dụng.

– Số dư không chính xác.

– Kiểm tra điểm tín dụng, nếu bạn cần vay vốn thì bên cho vay rất quan tâm đến vấn đề này.

4. Tỉnh táo trước hàng giảm giá và các chiêu bài khuyến mãi

Mọi người thường bị cám dỗ bởi hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá, với tâm lý nếu không mua sẽ thiệt, dẫn đến việc mua những thứ không cần thiết. 

Sự thật không phải lúc nào cũng như vậy, hàng giảm giá xuất hiện nhiều mùa trong năm, đặc biệt là trước các kỳ nghỉ lễ. Nhưng theo chuyên gia tài chính Tiffany Aliche, bạn hãy chi tiền theo nhu cầu thay vì ý thích. Trước khi móc ví mua đồ giảm giá, hãy hỏi bản thân:

– Tôi có thực sự cần món đồ này không?

– Giá trị và thời gian sử dụng tối đa là bao lâu? Liệu mua về có vứt xó?

5. Hành động ngay hôm nay

Đừng đợi đến đầu năm mới 2020 mới thực hiện những thay đổi trong thói quen chi tiêu. Những thay đổi nhỏ sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ chịu hơn khi nghĩ đến tiền.

Lưu ý cuối cùng: Ngay cả khi hoàn thành tất cả các mục tiêu tài chính thì cũng đừng nên dừng lại. Theo một báo cáo về sức khỏe tài chính năm 2018 từ Prudential, hơn một 1/4 người Mỹ đã hiểu sai về năng lực tài chính của họ. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn mơ hồ về tình hình tài chính của bản thân, hãy xin tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân.

Theo Ngoisao

Leave a Reply

Or