5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Da em bé vẫn luôn là chủ đề đầy ngưỡng mộ của chị em phụ nữ khi trầm trồ về “nhan sắc”. Sở dĩ vì vậy là do da em bé rất mềm mại, trắng hồng và rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy mẹ nhớ chăm sóc làn da của bé cẩn thận để bé có thể tránh xa các vấn đề không đáng có nhé.

Chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn. Dẫn đến da em bé thường gặp hàng loạt các vấn đề được trình bày dưới đây.

Rôm sảy

Đặc biệt vào mùa hè tới, hoa quả nóng ngập tràn, trán, ngực, lưng bé thường nổi nhiều nốt đỏ và cứng. Da sần sùi và bé thường cảm thấy ngứa ngáy, đau châm chích, nhất là lúc nóng nực và mồ hôi ra nhiều.

Em bé của mẹ rất dễ bị rôm xảy là vì tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da, gây ra mụn nước.

Khi đó, mẹ nên tắm cho trẻ em bằng sữa tắm hoặc thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt, nước nấu mướp đắng (khổ qua), thoa bột Talc vào những vùng da nhiều mồ hôi. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước, hạn chế ăn ngọt.

benh-thuong-gap

Nếu không được chăm sóc tốt em bé rất dễ bị bệnh ngoài da

Hăm da rất phổ biến

Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, ngấn như cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Khi bị hăm, da bé bị phát ban, bị đỏ, hơi sưng nề, thường xuất hiện nhiều ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi trẻ bị hăm, mẹ sẽ thấy con quấy khóc hơn, nhất là khi thay tã hay đụng chạm vào vùng da bị đỏ.

Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da của bé.

Khi trẻ bị hăm, hăm tã, mẹ cần dùng nước ấm sạch rửa vùng da bị hăm (mông, bẹn, ngấn cổ, ngấn tay, chân…) rồi thoa thuốc, phấn rôm cho bé.

Mảng cứt trâu

Đó là lớp gàu màu nâu xám, xuất hiện trên da đầu và lông mày, sau tai, hoặc trên cổ, má, và ngực. Hầu như các lớp mảng này sẽ biến mất sau tháng thứ 6 nếu được mẹ vệ sinh sạch sẽ.

Nếu gàu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường,không đáng ngại. Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi, muộn nhất là đến 2-3 tuổi sẽ hết hẳn.

Tuy nhiên nếu không được vệ sinh cẩn thận, “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, khiến em bé ngứa ngáy. Em bé gãi có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu, vì cứt trâu chính là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da phát triển.

Để đối phó với mảng gầu mẹ chỉ cần gội đầu thường xuyên cho bé, dần dần cho tới khi lớn mảng gầu sẽ tự biến mất. Khi mảng “cứt trâu” dày lên, mẹ xoa một chút dầu ô liu hoặc dầu trẻ em lên da đầu của bé, sau đó nhẹ nhàng chải chúng. Khi gội hết sức nhẹ nhàng,tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt…

Da của trẻ dễ bị kích ứng, dẫn tới viêm da

Trẻ bị viêm da khi có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân hoặc một vùng da cục bộ nào đó, kèm theo là các dấu hiệu bị sốt.

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

Để ngăn ngừa viêm da, mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát. Nếu viêm da trông khô, bạn nên dưỡng ẩm vùng da đó. Nếu phát ban bị ngứa, cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Da em bé dễ bị Ezcema

Trẻ bị ezcema có thể do các yếu tố di truyền, tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc do các yếu tố như xà phòng, quần áo, đặc biệt là chất liệu len, cũng có thể gây ra do một đợt bùng phát. Bên cạnh đó, eczema hay viêm da do dị ứng có thể do sữa hoặc thức ăn mà trẻ ăn. Những đứa trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng bởi thói quen ăn uống của mẹ.

Khi trẻ bị eczema, mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ đề được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ kê cho bé một đơn thuốc gồm có kem hydrocortisone 1% để tẩy trắng da cho bé. Một trong những biện pháp điều trị tốt nhất căn bệnh này là sử dụng kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm có thể làm dịu vùng da bị nhiễm bệnh.

Bạn cũng có thể sử dụng kháng sinh antihistamine theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với những trẻ trên 5 tháng tuổi. Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Tuy nhiên, không tắm bằng nước nóng vì nước nóng có thể làm cho da bé càng trở nên khô đi.

Theo Bekhoemevui

Leave a Reply

Or